Người Việt ở nước ngoài có thể lập di chúc để định đoạt tài sản ở Việt Nam?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Cố diễn viên Đức Tiến. |
Tranh chấp tài sản thừa kế của cố diễn viên Đức Tiến
Sau gần 1 năm cố diễn viên Đức Tiến qua đời, giữa mẹ và vợ anh xảy ra tranh chấp căng thẳng liên quan đến tài sản. Tháng 5/2024, cố diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời tại Mỹ do nhồi máu cơ tim. Tại thời điểm đó, bà xã của cố diễn viên là Hoa hậu Bình Phương đứng ra lo liệu tang lễ cho anh tại Mỹ, còn mẹ ruột của cố diễn viên là bà Nguyễn Ngọc Ánh tổ chức lễ viếng cho con trai ở Việt Nam.
Sau khi cố diễn viên Đức Tiến qua đời, bà Bình Phương gửi đơn lên tòa đề nghị được nhận lại các tài sản của chồng và phân chia tài sản theo pháp luật. Vụ kiện tranh chấp khối tài sản thừa kế của cố nghệ sĩ Đức Tiến được Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh thụ lý.
Trong đơn kiện, bà Bình Phương nói rằng chồng đã lập di chúc trước khi qua đời. Nội dung di chúc nói rằng cô được sở hữu căn nhà tại phường Linh Đông (TP Thủ Đức) và thửa đất tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) của anh. Bà Ngọc Ánh - mẹ đẻ nam diễn viên và con gái anh được nhận phần thừa kế tương đương mỗi người 666 triệu đồng.
Sau khi được tòa thông báo, bà Ngọc Ánh đã gửi đơn phản tố. Bà Ánh cho rằng di chúc của con trai do bà Bình Phương đưa ra, dù đã được công chứng tại Mỹ, nhưng không phù hợp với pháp luật Việt Nam.
![]() |
Theo luật sư, người có tài sản có thể lập di chúc định đoạt tài sản của mình sau khi chết trong bất kỳ thời điểm nào. Ảnh: Thanh Hải |
Quy định của pháp luật
Từ vụ việc trên, người Việt Nam ở nước ngoài có thể lập di chúc phân chia tài sản ở Việt Nam được không là thắc mắc của nhiều người. Về việc này, luật sư Nguyễn Phương Tuyến, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo Điều 624 Bộ luật Dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
“Như vậy, pháp luật không quy định phải lập di chúc khi nào. Cho nên, người có tài sản có thể lập di chúc định đoạt tài sản của mình sau khi chết trong bất kỳ thời điểm nào” - luật sư Nguyễn Phương Tuyến nói.
Tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực pháp lý cần phải đảm bảo các điều kiện luật định. Cụ thể, Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc được xem là di chúc hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì bắt buộc phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điều kiện để di chúc có hiệu lực được xác định khác nhau.
Còn người Việt Nam ở nước ngoài có thể lập di chúc định đoạt tài sản ở Việt Nam không thì điều này có quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, người lập di chúc là người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
“Như vậy, nếu người Việt Nam ở nước ngoài minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị cưỡng ép, đe dọa thì có thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình tại Việt Nam” - luật sư Nguyễn Phương Tuyến cho biết.
Đồng thời, người Việt Nam ở nước ngoài có thể lập di chúc bằng văn bản và thực hiện thủ tục chứng nhận tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại. Khi này di chúc của người nước ngoài sẽ có giá trị như di chúc được công chứng.
Quy định này căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, Điều 638 quy định, di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực. Và di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
“Chỉ di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Các trường hợp khác, di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp lý mà không cần công chứng hay chứng thực khi đáp ứng các điều kiện như người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật” - luật sư Nguyễn Phương Tuyến cho biết thêm.
![]() | Quyền của người lập di chúc Hỏi: Tôi tên Đỗ Bình Minh năm nay 70 tuổi, vợ chồng tôi sinh thời có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Sinh thời, ... |
![]() | Thừa kế, quà tặng có là nguồn thu nhập cá nhân? Bộ Tài chính đề xuất mở rộng các loại tài sản thừa kế, quà tặng vào diện chịu thuế. Tuy nhiên, một số chuyên gia ... |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại