Thứ năm 23/01/2025 02:44

Người dân thức trắng đêm chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 26/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức trọng thể, bắt đầu từ 7h đến 12h30 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh; Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ngày 25/7, nhiều người thức trắng đêm, kiên nhẫn chờ với chung một mong muốn được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư.
Người dân thức trắng đêm chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sáng 26/7, Đoàn cán bộ, phóng viên, người lao động Báo Kinh tế & Đô thị do Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi làm Trưởng đoàn viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội ẢNH: Ngọc Tú

Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày 25/7/2024 ở cả ba địa điểm là Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh và Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, lễ viếng đến 22h. Tuy nhiên, trước biển người chờ đến lượt được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cả ba địa điểm đã quyết định mở cửa kéo dài.

Qua 0h ngày 26/7, nhiều người chưa đến lượt vào viếng đã quyết định tiếp tục xếp hàng, chờ đến 6h để được vào viếng. Có những người vượt cả trăm, cả nghìn cây số. Họ thuộc tất cả các tầng lớp Nhân dân, không phân biệt tuổi tác, vùng miền. Tất cả đều mang theo tấm lòng biết ơn, thành kính.

Từ ngày Quốc tang đầu tiên ngày 25/7, càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người thành kính, trật tự xếp hàng dài hàng tới cả cây số, chờ đợi đến lượt vào viếng Tổng Bí thư.

Phố Lò Đúc với hàng cây sao đen nổi tiếng chứng kiến đoàn người xếp hàng dài như vô tận lần lượt vào viếng tại địa điểm tổ chức tang lễ Tổng Bí thư cách đó gần 1km. Mọi người dân đều mặc trang phục sẫm màu, không vội vã, ồn ào, bình tĩnh chờ tới lượt. Trong lúc chờ đợi, những câu chuyện về người con kiệt xuất của dân tộc, người cộng sản chân chính được mọi người khe khẽ kể lại cho nhau nghe trong nỗi tiếc thương vô hạn.

Tối 25/7, do số lượng người dân đến viếng Tổng Bí thư rất đông, Lễ viếng tại Nhà Tang lễ Quốc gia đã kéo dài đến 24h.

Tại quê nhà thôn Lại Đà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ sớm 26/7, rất đông người dân đã có mặt để xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo hướng dẫn của Ban tổ chức. Dọc con đường dẫn vào Nhà văn hóa thôn Lại Đà, nhiều gia đình đã kê bàn trước cửa nhà để phục vụ miễn phí nước uống, có cả nước đóng chai và nước chanh pha đường.

Có những gia đình mang quạt cây ra cắm, làm dịu đi nắng nóng cho đoàn người đang xếp hàng. Nhìn thấy cổng làng Lại Đà ngay trước mắt nhưng để đi qua đoạn đường ngắn ngủi chỉ khoảng 100m đó, nhiều người đã kiên nhẫn chờ đợi trong nỗi niềm tiếc thương và mong muốn được đến tận nơi để được thành kính nghiêng mình tưởng nhớ người lãnh đạo vì nước, vì dân.

Tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, Lễ viếng đã kéo dài thay vì 22h như thông báo trước nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Em Thèn Trung Thành, 17 tuổi, vượt 340km từ Xín Mần, Hà Giang xuống Hà Nội để kịp vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sớm 24/7, Thành chuẩn bị vài bộ quần áo, tiền tiết kiệm và bắt xe khách để kịp xuống Hà Nội.

Ngày 25/7, khi đến Hà Nội, Thành bắt xe buýt về quê nhà của Tổng Bí thư tại làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh - một trong hai địa điểm tổ chức tang lễ ở Hà Nội. Sau khi viếng ở làng Lại Đà, Thành lại quay về Nhà tang lễ Quốc gia để chờ vào viếng lần hai. Chàng trai người Nùng cũng ra nghĩa trang Mai Dịch đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.

Em Thành hay những người dân có mặt tại các điểm viếng đều cảm thấy vinh dự vì được đại diện cho gần 100 triệu người dân Việt Nam được thắp lên một nén tâm hương gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là bạn tri kỷ mà còn là người thân… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là bạn tri kỷ mà còn là người thân…
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động