Người lao động phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(Hồ Quang Huy, trú tại huyện Thạch thất, Hà Nội)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 149 Bộ luật lao động quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động như sau:
“1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
Theo quy định tại phụ lục 1 Danh mực phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại (Ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH 04/2014/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, công nhân) nghề xẻ gỗ thủ công tại xưởng chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ phải sử dụng phương tiện bảo vệ khi làm việc. Việc một số công nhân tại xưởng của bạn không sử dụng phương tiện bảo vệ khi làm việc là vi phạm quy định về trách nhiệm của người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật lao động. Bạn có thể dựa vào căn cứ trên để yêu cầu người lao động phải sử dụng phương tiện bảo vệ khi làm việc. Nếu người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ thì có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động theo quy định của Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
“Điều 21. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
Như vậy theo quy định trên, người lao động có hành vi không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Áp dụng khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 21 là mức là mức phạt đối với cá nhân, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức tiền phạt áp dụng với người lao động có hành vi không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp là 750.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại