Thứ ba 22/07/2025 16:27

Người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu được hưởng những gì?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sau tuổi nghỉ hưu nhằm giúp cải thiện mức lương hưu, gia tăng quyền lợi cho người lao động, theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm đóng tiếp theo, người lao động sẽ được trợ cấp thêm 2 tháng lương...
khuyến khích người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu.
Khuyến khích người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu.

Khuyến khích người lao động tiếp tục đóng BHXH sau tuổi nghỉ hưu

Lương hưu của người lao động tham gia BHXH được tính bằng tỷ lệ (%) hưởng lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu phụ thuộc vào số năm người lao động đóng BHXH.

Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2023 trở đi, nếu đóng đủ 20 năm BHXH thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%.

Đối với lao động nữ cũng nghỉ hưu ở thời điểm này, để có mức hưởng lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 15 năm BHXH. Tỷ lệ hưởng thêm sau mỗi năm tương tự lao động nam.

Tính chung cả 2 giới, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Theo quy định, lao động nam đóng BHXH 35 năm sẽ đạt được mức lương hưu tối đa, lao động nữ thì cần 30 năm.

Thực tế có những lao động tham gia BHXH sớm, ổn định và đóng đủ năm để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa từ khi chưa đến tuổi nghỉ hưu. Từ sau khi đạt mức hưởng lương hưu tối đa, thời gian đóng BHXH sau đó không được tính để tăng tỷ lệ hưởng lương hưu.

Đối với trường hợp này, Điều 58 Luật BHXH năm 2014 quy định: "Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần".

Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên 35 năm đối với lao động nam, trên 30 năm đối với lao động nữ) thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng, với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội (sau số năm mà người lao động được tính hưởng theo tỷ lệ 75%) là 0,5 lần mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là chưa phù hợp, không mang tính chất khuyến khích người lao động đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dài, đặc biệt là người tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu.

“Với quy định hiện hành, thực tiễn ở một số các đơn vị, doanh nghiệp, khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đạt tỷ lệ tối đa 75%, về cơ bản họ thường lựa chọn chấm dứt hợp đồng để giải quyết hưởng lương hưu với cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó, mới tiếp tục giao kết tiếp hợp đồng lao động” - ông Cường thông tin.

Vì vậy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đưa ra hai phương án sửa đổi, bổ sung quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu để khuyến khích người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu.

Phương án 1: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Phương án 2: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tăng mức trợ cấp với người dư năm đóng BHXH

Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Phó Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội Nguyễn Duy Cường cho rằng, quy định này không chỉ nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu, mà còn giúp cải thiện mức lương hưu, cũng như gia tăng quyền lợi cho người lao động, góp phần bảo vệ tốt hơn cho người lao động trong quá trình làm việc.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của hơn 17 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022 là 5,73 triệu đồng. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, mức thu nhập bình quân nhóm đối tượng làm công ăn lương là 7,54 triệu đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội bình quân hằng tháng bằng khoảng 75 - 76% mức thu nhập bình quân thực tế.

Có doanh nghiệp trả tổng thu nhập cho người lao động 20 - 30 triệu đồng/tháng nhưng đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương 5 - 6 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng nhất định đến việc thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, đặc biệt là mức hưởng lương hưu khi về già.

Theo ông Nguyễn Duy Cường, Vụ phó Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khó tách bạch các loại phụ cấp cũng như khoản bổ sung khác.

Quy định cứng phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội chỉ có thể thực hiện với doanh nghiệp nhà nước có thang bảng lương thể hiện các khoản cố định, song thực tế cũng mới tính đóng trên 3 loại phụ cấp chức vụ, thâm niên nghề và thâm niên vượt khung (nếu có).

Với doanh nghiệp trả lương tối thiểu rất khó quy định cứng phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, bởi mỗi nơi xây dựng thang bảng lương, phụ cấp, mức tiền khác nhau.

Với phương án dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đưa ra, thu nhập được tính đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả khoản xác định được trước lẫn biến động trong quá trình làm việc của lao động.

Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được nâng lên để hưởng lương hưu cao hơn.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), sẽ tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, với nhiều nội dung lớn được sửa đổi bổ sung như: Bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội; mở rộng đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc; bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản; bổ sung chế độ thai sản trong chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần; bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao tính tuân thủ đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động…

Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân, dự thảo Luật sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội thảo luận lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 10/2023.

Năm 2023, tuổi nghỉ hưu, lương hưu của người lao động thay đổi như thế nào?
Lương hưu tính thế nào khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội 15 năm?
Tham gia bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa?
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công an TP Hà Nội chỉ đạo hỏa tốc ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhân dân

Công an TP Hà Nội chỉ đạo hỏa tốc ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhân dân

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 và mưa lớn trên địa bàn, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy và UBND TP, ngày 21/7/2025, Ban Chỉ huy Ứng phó thiên tai Công an TP Hà Nội đã ban hành Công điện hỏa tốc số 5061, yêu cầu Công an các đơn vị tiếp tục tăng cường ứng phó bão số 3 và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quyét, sạt lở đất.
Hà Nội: Cảnh sát đường thủy chủ động ứng phó với bão số 3

Hà Nội: Cảnh sát đường thủy chủ động ứng phó với bão số 3

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3, ngày 21/7/2025, lực lượng Cảnh sát đường thủy - Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội phối hợp với chính quyền cơ sở đồng loạt triển khai các hoạt động kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sinh sống ven sông Hồng.
Phường Cửa Nam tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ

Phường Cửa Nam tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), sáng 21/7, UBND phường Cửa Nam đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho các đối tượng chính sách trên địa bàn, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, quan tâm thiết thực tới đời sống nhân dân.
Phường Ba Đình lan tỏa mô hình nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du khách dịp 2/9

Phường Ba Đình lan tỏa mô hình nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du khách dịp 2/9

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, phường Ba Đình (Hà Nội) đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm phục vụ người dân, du khách, trong đó nổi bật là mô hình nhà vệ sinh miễn phí “Free Restroom”, một sáng kiến nhỏ nhưng đầy nhân văn, góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô thân thiện, thanh lịch.
Thủy đoàn 1 hỗ trợ 9 người trên tàu bị lật vào bờ an toàn

Thủy đoàn 1 hỗ trợ 9 người trên tàu bị lật vào bờ an toàn

Tổ công tác đã điều động tàu Grip cùng 8 cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tiếp cận hiện trường, kịp thời hỗ trợ đưa toàn bộ thuyền viên vào bờ an toàn, đồng thời tổ chức cứu vớt tài sản bị trôi dạt.
Xã Phúc Sơn: hướng tới phát triển hài hòa và bền vững

Xã Phúc Sơn: hướng tới phát triển hài hòa và bền vững

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng truyền thống đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, cán bộ và Nhân dân xã Phúc Sơn (Hà Nội) đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững vàng trên con đường đổi mới, phát triển và hội nhập.
Cập nhật thông tin mới nhất về hướng di chuyển và vùng ảnh hưởng của bão số 3

Cập nhật thông tin mới nhất về hướng di chuyển và vùng ảnh hưởng của bão số 3

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc; 106.4 độ Kinh Đông, nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất của bão cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
Hủy và điều chỉnh hàng loạt chuyến bay do ảnh hưởng của bão số 3 Wipha

Hủy và điều chỉnh hàng loạt chuyến bay do ảnh hưởng của bão số 3 Wipha

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 Wipha, hàng loạt chuyến bay nội địa và quốc tế đã buộc phải hủy hoặc điều chỉnh giờ cất, hạ cánh để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và phi hành đoàn.
Dự báo thời tiết 22/7: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa to, gió mạnh; mưa bão trên vùng biển

Dự báo thời tiết 22/7: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa to, gió mạnh; mưa bão trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/7.
Điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025 giảm mạnh

Điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025 giảm mạnh

Bộ GD&ĐT vừa công bố mức điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025. Theo đó, mức điểm sàn nhóm ngành này giảm mạnh sau 5 năm gần như đứng yên trong khoảng 19-22,5. Đây được đánh giá là mức điểm thấp nhất từ trước đến nay.
Chuyên gia trường quốc tế đánh giá phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên

Chuyên gia trường quốc tế đánh giá phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên

Tiến sĩ Đồng Mạnh Cường - Trưởng khoa Kinh doanh tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nhận định về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn nhóm ngành sư phạm năm 2025

Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn nhóm ngành sư phạm năm 2025

Bộ GD&ĐT vừa công bố ngưỡng điểm sàn đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động