Thứ hai 03/02/2025 08:59

Nhà trọ trong ngõ hẹp có phá vỡ hạ tầng đô thị?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nếu loại hình chung cư mini, nhà trọ tự phát tiếp tục phát triển, sẽ tạo áp lực lên đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật xã hội, làm tăng mật độ dân cư, không đảm bảo quy chuẩn phòng chống cháy nổ
Nhà trọ trong ngõ hẹp có phá vỡ hạ tầng đô thị?
Nhiều căn chung cư mini, nhà trọ cho thuê nằm trong ngõ sâu khu vực gần phố Đào Tấn (quận Ba Đình, Hà Nội) khiến công tác cứu hộ, cứu nạn gặp khó khăn nếu xảy ra cháy. Ảnh: Thanh Tuấn

Thời gian qua, Hà Nội liên tiếp xảy ra những vụ cháy nhà trọ, chung cư mini gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến vụ cháy chung cư mini hồi tháng 9/2023 ở phường Khương Thượng (quận Thanh Xuân); cháy nhà trọ ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy); gần nhất là vụ cháy nhà tại phố Định Công Hạ (quận Hoàng Mai)… Điều này một lần nữa lại dấy lên lo ngại về sự an toàn của loại nhà ở này, bởi không chỉ Hà Nội mà nhiều đô thị lớn vẫn còn tồn tại hàng trăm căn chung cư mini, nhà trọ không đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy.

Theo các chuyên gia đô thị, nhu cầu thuê nhà của người lao động đô thị rất lớn, khi mỗi năm lượng người từ khắp nơi đến Hà Nội học tập và làm việc ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, động thái kích giá trên thị trường bất động sản cũng tạo ra tâm lý khan hiếm, khiến giá nhà vượt tầm với của người lao động, buộc lòng họ phải đi thuê trọ.

Thực trạng đó vô hình trung tạo cơ sở cho các loại hình nhà trọ này phát triển, mặc dù nhiều nhà nằm trong hẻm sâu, hẹp, cách xa nguồn nước, không đảm bảo điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như: lối thoát nạn, bố trí, sắp xếp vật dụng, hàng hóa... Bởi, đây là lựa chọn phù hợp khả năng chi trả của họ để "bám trụ" Hà Nội.

Đặc biệt, chưa có nhiều chính sách đặc thù liên quan đến việc xây dựng nhà cho thuê, nên tại các khu đô thị, DN không mặn mà phát triển bài bản loại hình này. Đây là khó khăn trong thực tiễn để thực hiện chính sách về nhà ở của Hà Nội. Trong khi ở các vị trí cạnh trường đại học, hoặc khu công nghiệp, nhu cầu luôn có, vì vậy người dân đã chia nhỏ nhà để cho thuê.

Chia sẻ trong phiên thảo luận tại tổ, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhìn nhận, các vụ cháy xảy ra là hệ quả của quá trình “làng lên phố”. “Khi làng lên phố, người dân đã cơi nới nhà ở, khiến đường trở nên chật hẹp. Thực tế, như con hẻm từ ngoài vào sâu bên trong khu vực có ngôi nhà bị cháy ở Trung Kính dài 300m, nhưng có tới 5 góc cua. Càng vào sâu, hẻm càng thu hẹp thêm. Con hẻm nhỏ tới mức chỉ 1 chiếc xe máy đi qua được. Vì vậy, quy định pháp luật phải chặt chẽ, sát thực tế và phù hợp hơn. Đồng thời, khi phát triển các khu đô thị mới, cần quy hoạch bài bản, đảm bảo đồng bộ về hạ tầng và an toàn về phòng cháy chữa cháy” - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết.

Về lâu dài, nếu các loại hình tự phát nói trên tiếp tục phát triển, sẽ tạo áp lực lên đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật xã hội, làm tăng mật độ dân cư, không đảm bảo quy chuẩn phòng chống cháy nổ, thiếu tiện ích cần thiết cho cư dân… Do đó, việc xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp với giải pháp đồng bộ đòi hỏi sự quan tâm của các nhà quản lý.

TS. Phạm Đình Tuyển, nguyên giảng viên khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Trường đại học Xây dựng) cho rằng, ngân sách không thể đủ nguồn lực để cải tạo hàng nghìn khu trọ mất an toàn tại Hà Nội và các đô thị hiện nay. Vì vậy cần tuyên truyền để chủ kinh doanh nhà trọ hiểu và bỏ kinh phí ra cải tạo các khu nhà trọ hiện hữu theo hướng an toàn hơn.

Cần khuyến khích các cộng đồng trong từng ngõ phố, từng tổ dân phố dựa trên các quy định bảo đảm an toàn cháy nổ để đề ra các giải pháp bảo đảm an toàn cháy cho chính họ. Mọi việc nên bắt đầu từ cộng đồng thì mới nâng cao được ý thức của người dân, trong đó có người thuê trọ.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển phân khúc nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở, bao gồm: cả mua, thuê và thuê mua với chi phí rẻ, có đầy đủ cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh an toàn. Trong đó, cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thực hiện rà soát nhu cầu về nhà ở của người dân, để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội ở vị trí thuận tiện, quy mô phù hợp với nhu cầu của người dân với đầy đủ hạ tầng y tế, giáo dục, điện nước...

Có thể thấy, bên cạnh các chính sách phát triển nhà ở xã hội, các cơ quan Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ. Bởi với đặc thù pháp lý và rủi ro khác nhau, lãi suất cho vay mua các loại hình nhà ở không nên cào bằng như hiện nay.

Báo cáo tại Hội nghị đánh giá việc triển khai các chuyên đề, kế hoạch trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Hà Nội, đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, CATP Hà Nội, thông tin qua rà soát, TP xác định được 1.429 nhà chung cư; 398 nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini); 31.239 nhà trọ; 39.214 nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao.
Quận Hoàng Mai: phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước
Tuyên truyền kỹ năng phòng cháy chữa cháy, thoát nạn cho học sinh mầm non quận Hoàn Kiếm
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát động Tết trồng cây và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Phát động Tết trồng cây và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Ngày 2/2, Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy - UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).
Đồng hành mạnh mẽ hỗ trợ người yếu thế vươn lên

Đồng hành mạnh mẽ hỗ trợ người yếu thế vươn lên

Từ thành công của Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2021, 2022, 2023, năm 2024, Ban Tổ chức quyết định phát triển Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”năm 2024.
9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, 9 ngày nghỉ Tết (từ ngày 25/1 đến 10h ngày 2/2, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Kỳ vọng Hà Nội sẽ bước sang "kỷ nguyên mới"

Kỳ vọng Hà Nội sẽ bước sang "kỷ nguyên mới"

Sáng 28/6/2024, với 462/470 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc Quốc hội xem xét và thông qua Luật Thủ đô với tỷ lệ rất cao có ý nghĩa lịch sử, tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa thông tin về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1/2025 đến 10h00’ ngày 2/2/2025- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ)…
33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và khiến 52 nạn nhân bị thương. So với ngày cùng kỳ năm 2024, giảm 18 vụ, giảm 2 người chết và giảm 11 người bị thương.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 2/2 đến ngày 12/2.
Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/2.
Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 1/2.
Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Bên cạnh niềm vui ngày Tết, phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc giúp trẻ duy trì sự cân bằng giữa giải trí và học tập, tránh để trẻ rơi vào trạng thái uể oải hay khó thích nghi khi trở lại trường.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động