Những lời nhắn nhủ đầy xúc động của thầy cô chạm đến trái tim học trò
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) thường có những bài phát biểu xúc động mỗi mùa khai giảng. Ảnh: Trần Tùng |
Tại lễ khai giảng năm nay, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) nhắn nhủ tới học sinh – những người trẻ “phải biết mình ở đâu, biết phải làm gì và làm như thế nào” nhân dịp năm học mới.
Thầy nhắn nhủ:
“Người trẻ,
Các bạn đang ở đâu? Các bạn phải làm gì?
Trở lại quá khứ, các cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi thế giới.
Thế kỷ 18, phát minh ra máy hơi nước tạo nên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Thế kỷ 19, phát minh ra động cơ đốt trong là tiền đề của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Thế kỷ 20, phát minh ra chất bán dẫn, bóng bán dẫn và con chip, tạo nên máy điện toán và Internet, cuộc cách mạng số - công nghệ thông tin ra đời. Đó là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Đầu thế kỷ 21 này, dựa trên nền tảng công nghệ số, bao gồm các hệ thống mạng vật lý, Internet kết nối vạn vật, Internet của các dịch vụ, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo... nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, không giống như bất kỳ điều gì mà loài người từng trải qua, có thể thay đổi hoàn toàn cách sống của chúng ta. Đó là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay ngắn gọn là công nghiệp 4.0.
Người trẻ, Gen Z hay thế hệ Z, được sinh ra từ năm 1995 đến 2012, cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Lịch sử đã đặt lên vai các bạn công nghiệp 4.0!
Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi người trẻ phải tích cực học tập và áp dụng công nghệ mới.
Năm học mới bắt đầu, người trẻ đã biết mình ở đâu, biết phải làm gì và làm như thế nào.
Thông điệp thầy muốn gửi đến toàn thể học sinh:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,
Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?”
Chào thân ái!”.
Giây phút trang nghiêm trong lễ chào cờ ngày khai giảng. Ảnh: Trần Tùng |
Học sinh trường Trường Marie Curie trong buổi lễ khai giảng sáng 5/9. Ảnh: Trần Tùng |
Nhân dịp năm học mới, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang mong muốn các em học sinh thân yêu không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện để ngày càng trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Ảnh: Trần Tùng |
Dịp khai giảng năm học mới 2023-2024, Trường THCS Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức cuộc thi sáng tạo tranh bằng hạc giấy. Những bức tranh này sẽ được trưng bày dọc lối đi vào trường.
Những tác phẩm tranh được trưng bày dọc lối đi vào trường THCS Phúc Diễn. Ảnh: Trường THCS Phúc Diễn |
Những bức tranh giản dị nhưng cũng đầy ý nghĩa. Ảnh: Trường THCS Phúc Diễn |
Mỗi tác phẩm toát lên một thông điệp khác nhau nhưng có điểm chung lan tỏa những thông điệp ý nghĩa, gắn kết tình thầy trò, tình bạn bè. Ảnh: Trường THCS Phúc Diễn |
Ban tổ chức cuộc thi cho biết: “Với mong muốn các em học sinh được trải nghiệm những điều ý nghĩa trong ngày khai giảng, nhà trường đã tổ chức cuộc thi sáng tạo tranh bằng hạc giấy. Như chúng ta đã biết, gấp hạc giấy là một hoạt động phổ biến trên thế giới, với ý nghĩa mong may mắn, bình an, lan tỏa thông điệp tốt lành.
Điều đặc biệt là em nào cũng sẽ có một sản phẩm hạc giấy để gắn kết vào tác phẩm tranh tập thể của lớp. Hình thức là mỗi học sinh gấp một hạc giấy, cả lớp tập hợp thành tranh theo 4 chủ đề tương đương 4 khối. Khối 6 là “Bầu trời và ước mơ”, khối 7 là “Đại dương và tình yêu thương”, khối 8 là “Mặt đất và muôn loài”, khối 9 là “Con người và khát vọng”.
Các lớp thực hiện, sau đó gửi lại nhà trường, treo vào khung tranh trưng bày trong ngày khai giảng, sau đó lớp tự mang về trang trí tại lớp. Chúng tôi mong rằng hoạt động trải nghiệm mừng lễ khai giảng này sẽ khích lệ học sinh, giáo viên, kết nối thầy và trò”.
Những bức tranh được kết bằng hạc giấy vừa đẹp mắt, vừa ý nghĩa. Ảnh: Trường THCS Phúc Diễn |
Mỗi sản phẩm đều mang những thông điệp tích cực. Ảnh: Trường THCS Phúc Diễn |
Nhà trường hy vọng hoạt động sáng tạo tranh bằng hạc giấy sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho học sinh nhân dịp năm học mới. Ảnh: Trường THCS Phúc Diễn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại