Thứ năm 23/01/2025 11:18

“Ông tôi là một người anh hùng”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
“Ngày tháng như thoi đưa, đã nửa thế kỷ/Để cho tôi hôm nay bâng khuâng nhớ về/Ngày ấy ông của tôi đang chỉ huy trận địa tên lửa/Bà đã sinh ra mẹ tôi giữa đêm tháng Chạp…”. Đó là những ca từ dầy da diết, khắc khoải trong tác phẩm mới của nhạc sĩ Ngọc Khuê, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Nhạc sĩ Ngọc Khuê (thứ hai từ trái sang) là người có những năm tháng gắn bó sâu sắc với Cách mạng Việt Nam. 	Ảnh tư liệu
Nhạc sĩ Ngọc Khuê (thứ hai từ trái sang) là người có những năm tháng gắn bó sâu sắc với Cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu

Là người lính phòng không không quân, được kết nạp Đảng đúng ngày 27/12/1972, đồng thời cũng là một nhạc sĩ có những năm tháng gắn bó sâu sắc với cách mạng Việt Nam nên chiến thắng oanh liệt “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” với nhạc sĩ Ngọc Khuê vô cùng đặc biệt.

Trong tác phẩm “Ông tôi là một người anh hùng”, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã khéo léo mượn tâm tư, tình cảm của một sĩ quan trẻ, một người đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam nghĩ về quá khứ hào hùng của ông cha. Bên cạnh sự khâm phục, tự hào còn là khao khát cống hiến, xây dựng đất nước để xứng đáng với công lao to lớn của thế hệ đi trước.

Nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ, trong chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, người ông đó là sĩ quan chỉ huy tên lửa và trực tiếp chỉ huy đoàn tên lửa của mình bắn hạ máy bay B.52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Ông không hẳn là viết về một người lính cụ thể nhưng tất cả câu chuyện trong ca khúc này lại là những câu chuyện thật.

Người ông đã chỉ huy trận địa tên lửa vạch nhiễu tìm thù để cho bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay B.52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Còn người mẹ của chiến sĩ trẻ được sinh ra trong chính những ngày bom rơi đạn lửa đó. Để rồi, người mẹ ấy sinh ra anh lính trẻ, ngày càng trưởng thành, tiếp bước ông mình, trở thành người lính, sẵn sàng phụng sự đất nước, Nhân dân.

Nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ thêm, khi viết về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của Hà Nội, ông liên tưởng ngay đến những người Anh hùng đã trực tiếp cùng với quân, dân ta làm nên chiến công hiển hách năm nào. Đó là Anh hùng không quân trực tiếp lái máy bay Phạm Tuân, Anh hùng Vũ Xuân Thiều dũng cảm đâm thẳng vào máy bay B.52 của Mỹ để tiêu diệt kẻ thù. Hay Anh hùng tên lửa - Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Phiệt. Khi ấy, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Thủ đô Hà Nội năm 1972.

Theo nhạc sĩ Ngọc Khuê, những sĩ quan tên lửa của thời kỳ đó rất dũng cảm và sáng tạo. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở tài năng vạch nhiễu tìm thù. B.52 cũng như rất nhiều máy bay của Mỹ khi bay vào miền Bắc đã làm nhiễu sóng rất nhiều, gây khó khăn cho ta. Cho nên, làm thế nào vạch được cái nhiễu đó để tìm được B.52 và tiêu diệt chúng chính là chiến công lừng lẫy của quân đội ta.

Để viết nên ca khúc chạm đến trái tim khán giả, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã tổng hợp hình ảnh của những người anh hùng, từ đó gom lại, tạo nên câu chuyện cho mọi người cảm nhận được thời khắc lịch sử của Hà Nội lúc bấy giờ. Cũng vì viết về những năm tháng chiến tranh oanh liệt của dân tộc nên ông dùng giai điệu âm nhạc hùng tráng để khắc họa khí thế sục sôi, khẩn trương, anh dũng của quân và dân ta. Theo nhạc sĩ Ngọc Khuê, đó là trách nhiệm của những người đã trải qua thời kỳ hoa lửa, chứng kiến những chiến công hiển hách của dân tộc.

Người Anh hùng kể chuyện bắn máy bay B52 bằng nghệ thuật rối nước
Lung linh ánh nến tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng: Mỗi bức ảnh là một tư liệu lịch sử sống động
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động