Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênXét Báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về kết quả 03 năm thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 30-12-2017), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo như sau:
Đánh giá cao kết quả thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 và nỗ lực của các bộ, cơ quan trong quá trình thực hiện Đề án.
Ảnh minh họa |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp, lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các nội dung về truyền thông trong Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030, Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025.
* Theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 30/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020", mục tiêu chung của Đề án là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên sóng truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử và các ấn phẩm khác của 3 cơ quan truyền thông (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam) nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong công tác này.
Nhiệm vụ của Đề án là đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức truyền thông; tăng cường thời lượng truyền thông; nâng cao năng lực cho phóng viên, biên tập viên; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại