Thứ sáu 24/01/2025 00:42

Phạt tiền đối với hành vi cầm cố hoặc thế chấp CMND/CCCD: Sẽ khỏa lấp “lỗ hổng” về cầm cố

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đề xuất của Bộ Công an phạt 4 - 6 triệu đồng hành vi cầm cố hoặc thế chấp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân đang được dư luận quan tâm.
Từ vụ hàng nghìn CMND bị rao bán trên mạng: Người dân cần làm gì để tự bảo vệ mình!?
Hàng nghìn CMND bị rao bán công khai trên mạng: Cần làm rõ những thông tin đó bị lộ từ đâu
Bị cấm bay, khách mua CMND trong nhà nghỉ để đi máy bay

Là hành vi giao dịch trái pháp luật

Theo đó, dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình để thay thế Nghị định 167/2013 đang đề cập đến vấn đề cầm cố, thế chấp, cho thuê, thuê CMND/CCCD sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

Thực tế cho thấy rằng, tại nhiều cửa hàng cầm đồ ngoài việc cầm cố các loại tài sản vật chất đến các giấy tờ có giá trị. Còn chấp nhận cho vay qua CMND/CCCD đối với người có nhu cầu.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Người vay chỉ cần để lại CMND/CCCD là đã có thể vay một khoản tiền nhất định. Tùy thuộc vào mức độ “quen biết”, địa vị của người đi vay, số tiền vay được có thể lên đến cả chục triệu đồng. Và để tối ưu việc quản lý giấy tờ của công dân, Bộ Công an mới đây nhất đã đưa ra đề xuất phạt nặng đối với nhưng trường hợp cầm cố, thế chấp CMND/CCCD.

Đồng tình với đề xuất dự thảo mới của Bộ Công an, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho biết, mặc dù CMND/CCCD là tài sản cá nhân, nhưng nó là chứng chỉ xác nhận nhân thân của một cá nhân nên không thể quy đổi ra tiền được. Bởi để định giá thì rất khó, hoặc có thể nói nó là vô giá. Chắc chắn CMND/CCCD không phải là tài sản theo phương diện mua bán.

“Từ trước đến nay chúng ta chưa thực sự coi trọng giá trị của các giấy tờ như CMND/CCCD hay thậm chí thẻ học sinh, thẻ sinh viên... nên nhiều người hay mang đi cầm cố, thế chấp. Việc cầm cố, thế chấp các loại giấy tờ để vay tiền không chỉ làm giảm giá trị của chúng, mà còn là một thói quen xấu. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho cơ quan chức năng, trong việc quản lý giấy tờ của công dân. Vì để xác định được đâu là trường hợp cầm cố, thế chấp, đâu là trường hợp rơi, mất, để quên... là rất khó khó khăn. Nhưng mỗi một công dân đều nên tự giác bảo quản các giấy tờ của mình cho tốt, còn nếu vi phạm, bị xử lý là chuyện đương nhiên”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình phân tích.

Về mức phạt đề xuất từ 4 đến 6 triệu đồng, theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, khi đưa ra các mức phạt như vậy, cơ quan chứng năng phải tìm hiểu rõ và đặt ra tính khả thi khi áp dụng.

Luật quy định đã khắt khe

Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, việc cố ý làm rách, làm hỏng, hủy hoại CMND/CCCD hoặc đem chúng đi thực hiện các hành vi trái pháp luật thì có thể áp dụng các chế tài hành chính với mức phạt phù hợp. Trường hợp sử dụng CMND/CCCD trái phép, hoặc hủy hoại CMND/CCCD thì có thể áp dụng mức chế tài xử phạt hành chính, mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng như mức chế tài trong dự thảo cũng là một nội dung hợp lý, sẽ răn đe hoạt động tín dụng đen.

Theo luật sư Thái, quy định hiện hành không xử phạt hành vi cầm cố CMND/CCCD dẫn đến thực tế có nhiều giao dịch cầm cố liên quan đến CMND và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội như: tín dụng đen bùng phát; đồng thời có thể khiến CMND bị rao bán, thông tin cá nhân bị lộ, lọt.

“Quy thành điều cấm, rồi nâng mức xử lý là cần thiết để ngăn chặn hiện tượng này. Việc tăng mức phạt này còn phần nào ngăn chặn hiện tượng mua bán những thông tin cá nhân, nhất là CMND, CCCD”, luật sư Thái cho hay.

Tuy nhiên luật sư cũng cho rằng, không thể gọi các giao dịch đối với CMND/CCCD là cầm cố, thế chấp bởi chúng không phải là tài sản, bản chất không phải là giao dịch dân sự hợp pháp. Bởi khi thực hiện những giao dịch vay, mượn tiền, tài sản bằng CMND/CCCD, người dân đương nhiên phải tự gánh chịu những rủi ro xảy ra khi quá trình thế chấp, cầm cố mà cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu xuất trình theo quy định của pháp luật.

Nếu không xuất trình được sẽ phải chịu các chế tài khác đối với hành vi không xuất trình CMND/CCCD theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc không thực hiện được các giao dịch khác mà CMND/CCCD là yêu cầu bắt buộc phải xuất trình.

Hiện nay, chỉ có hành vi sử dụng CMND/CCCD để thực hiện các hành vi trái pháp luật mới bị cấm và xử phạt, quy định như vậy là hợp lý và phù hợp với quy định của BLDS, BLHS hiện hành.

Mặt khác, nhận định việc cấp lại CMND/CCCD là đơn giản, khiến việc sử dụng CMND/CCCD làm vật cầm cố, thế chấp bùng phát và có thể được cấp lại nhanh chóng là không chính xác. Bởi, nếu người nào đang sử dụng CMND/CCCD mà khai báo với CQCA là mất để được cấp lại, nếu bị phát hiện, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội khai báo gian dối”, Điều 382 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động