Thứ hai 03/02/2025 02:12
Góp ý Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng:

Phát triển văn hóa cần quan tâm đến những người trẻ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm cao, ông Trần Duy Kim (phường Văn Miếu, TP Nam Định) đã tham gia ý kiến đóng góp xây dựng các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và khẳng định các văn kiện này được xây dựng công phu, chất lượng, bố cục nội dung khoa học.    
phat trien van hoa can quan tam den nhung nguoi tre
Ông Trần Duy Kim (Phường Văn Miếu, TP Nam Định, Nam Định). (Ảnh: Vương Đức)

Góp ý về vấn đề văn hóa được đề cập trong văn kiện, ông Trần Duy Kim (phường Văn Miếu, TP Nam Định) nêu quan điểm:

Trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII, Đảng ta cũng thẳng thắn chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm… trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Các văn kiện đã đánh giá đúng thực trạng, nhìn nhận đúng tình hình và xu thế phát triển, cả ưu điểm và nhược điểm, yêu cầu, đòi hỏi thực tế đang đặt ra, chính là cơ sở để xác định hướng đi đúng đắn, biện pháp thực thi phù hợp và hiệu quả. Việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng trước hết phải dựa trên tinh thần xây dựng và trách nhiệm, đặt lợi ích của đất nước, nhân dân lên trên hết.

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là tăng cường xây dựng con người, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Cá nhân ông cho rằng: Bên cạnh việc chú trọng lưu giữ bản sắc văn hóa từ những người cao tuổi như già làng, trưởng bản, cần quan tâm hơn tới đối tượng thanh thiếu niên, đặc biệt là những người trẻ tâm huyết với các giá trị văn hóa lâu đời và phụ nữ thôn bản.

Phần nêu hạn chế, yếu kém trong báo cáo chính trị khá nghiêm khắc và rất chính xác: "Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có xu hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần’’.

Ông Kim nhận thấy, các báo cáo đã được chuẩn bị công phu, nội dung đầy đủ, toàn diện, cách thức trình bày bài bản theo thể thức truyền thống.

Tuy nhiên, văn kiện trình đại hội chỉ nên nêu cụ thể, sâu đậm những vấn đề trọng tâm nhất, cần thiết nhất phải giải quyết trong nhiệm kỳ 2021-2025, tránh dàn trải.

Dự thảo văn kiện nên tránh sử dụng nhiều cụm từ quen thuộc như "đẩy mạnh", "nâng cao", "từng bước vươn lên", "tăng cường", "khẩn trương", "chú trọng"… Thay vào đó, cần đề cập đến giải pháp cụ thể, đột phá, yêu cầu thực hiện có hiệu quả.

Dự thảo văn kiện nêu luận điểm “tìm tòi giải pháp để đột phá, ngăn chặn sự xuống cấp, suy thoái nghiêm trọng về đạo đức và lối sống” theo tôi đây là vấn đề rất hay và rất đúng, nhất là trong thời điểm hiện nay. Nhưng chính vì thế, phương hướng, mục tiêu không thể dàn trải, chung chung, mà cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm nhất.

Thế Vinh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động