Thứ bảy 12/07/2025 02:33

Quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Anh phát triển ấn tượng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 11/7/2025, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh Châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Anh phát triển ấn tượng
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Anh đã có nhiều phát triển ấn tượng trong thời gian ngắn sau khi thiết lập năm 2021.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Trong vai trò nước điều phối quan hệ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh David Lammy đồng chủ trì Hội nghị ASEAN-Anh. Anh tái khẳng định cam kết mạnh mẽ với ASEAN, ủng hộ ASEAN giữ vai trò trung tâm trong duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực; mong muốn tăng cường hợp tác với ASEAN vì mục tiêu phát triển năng động, sáng tạo và bền vững; ứng phó hiệu quả với các biến động trong bối cảnh tái định hình cân bằng chiến lược toàn cầu.

Phát biểu thay mặt ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Anh đã có nhiều phát triển ấn tượng trong thời gian ngắn sau khi thiết lập năm 2021. ASEAN đánh giá cao sự tham gia tích cực của Anh trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội. 94,48% dòng hành động thuộc Kế hoạch hành động giai đoạn 2022–2026 đã được triển khai.

ASEAN hoan nghênh Anh trở thành quan sát viên chính thức của Nhóm Chuyên gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) về Quân y và An ninh hàng hải, ghi nhận sự đóng góp tích cực của Anh trong thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh cũng như hỗ trợ của Anh trong các lĩnh vực an ninh mạng, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, lừa đảo trực tuyến, mua bán người và các loại tội phạm liên quan đến ma túy.

Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy kinh tế số bao trùm. ASEAN đánh giá cao các chương trình hỗ trợ của Anh như: Chương trình Hội nhập Kinh tế và Đối tác Đổi mới số, cũng như sự kiện Tuần lễ Công nghệ Anh-Đông Nam Á, góp phần thiết thực hỗ trợ nỗ lực của ASEAN trong xây dựng Hiệp định Khung Kinh tế số. Đặc biệt là cam kết của Anh đóng góp 17 triệu bảng Anh dưới hình thức tài chính xanh ưu đãi cho Quỹ Tài chính Xanh ASEAN và cam kết lên tới 40 triệu bảng Anh cho Quỹ Chuyển đổi Xanh ASEAN-Anh.

Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, ASEAN hoan nghênh Chương trình Học bổng ASEAN-Anh dành cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM và Chương trình Học bổng ASEAN Chevening mới được khởi động cũng như tiếp tục Chương trình ASEAN-Anh hỗ trợ thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái, góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục. ASEAN cũng hoan nghênh nỗ lực của Anh trong việc tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác tiềm năng với Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai, đánh giá cao hỗ trợ nhân đạo của Anh dành cho Myanmar sau trận động đất ngày 28/3/2025, với khoản hỗ trợ ban đầu trị giá 10 triệu bảng Anh và tổng hỗ trợ dự kiến lên tới 25 triệu bảng Anh.

Tại Hội nghị ASEAN-EU, đại diện cấp cao EU về Chính sách An ninh và Đối ngoại, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Kaja Kallas nhấn mạnh ASEAN và EU là đối tác tin cậy của nhau, chia sẻ giá trị, lợi ích và trách nhiệm chung trong củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và kinh tế hiện nay. ASEAN và EU cần tiếp tục thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực, tăng cường sự gắn kết giữa hai khu vực, hướng tới dấu mốc kỷ niệm 50 năm quan hệ hai bên vào năm 2027.

Hai bên ghi nhận việc triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động ASEAN–EU giai đoạn 2023–2027 với hơn 60% dòng hành động được triển khai. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là nhà đầu tư lớn thứ hai của ASEAN, với kim ngạch thương mại đạt gần 293 tỷ USD và dòng vốn FDI đạt 20 tỷ USD năm 2024. Các nước đánh giá cao việc triển khai hiệu quả Chương trình Hợp tác Thương mại và Đầu tư, Hiệp định Vận tải hàng không toàn diện ASEAN-EU cũng như hỗ trợ của EU trong các lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bao trùm và bền vững. Hội nghị cũng khẳng định thúc đẩy xây dựng FTA khu vực ASEAN-EU trong dài hạn.

Các Bộ trưởng nhất trí tăng cường phối hợp trong các lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục, bình đẳng giới và quản lý thảm họa, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng. ASEAN đánh giá cao Chương trình Hành động vì Khí hậu ASEAN-EU-Đức với mức đóng góp 6 triệu Euro nhằm tăng cường năng lực dẫn dắt của ASEAN trong hợp tác khu vực về khí hậu, năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. ASEAN cũng hoan nghênh cam kết của EU dành 10 tỷ Euro cho các dự án kết nối thông qua Sáng kiến Cửa ngõ Toàn cầu nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng ở khu vực.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EAS lần thứ 15, các nước khẳng định vai trò của EAS trong củng cố chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy môi trường thuận lợi cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển, duy trì văn hóa đối thoại và hợp tác thay vì đối đầu, củng cố lòng tin và tôn trọng luật pháp quốc tế. Các nước cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, nhất trí tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của EAS trong bối cảnh cấu trúc khu vực và toàn cầu đang chuyển động nhanh chóng, đặc biệt vào thời điểm kỷ niệm dấu mốc 20 năm thành lập EAS.

Hội nghị ghi nhận tiến triển trong triển khai Kế hoạch Hành động EAS giai đoạn 2024-2028, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên về hòa bình-an ninh, phát triển bền vững, năng lượng, kinh tế số, kết nối và an ninh mạng, nhất trí triển khai hợp tác EAS trong thời gian tới cần phù hợp với các định hướng chiến lược ASEAN 2045. Các Bộ trưởng cũng dành thời gian trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có những diễn biến tác động đến môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Cụ thể, các Bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh hợp tác ứng phó tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an ninh mạng và phòng chống tội phạm mạng. Hội nghị đã trao đổi về tăng cường hợp tác thương mại, củng cố hệ thống thương mại đa phương công bằng và dựa trên luật lệ, nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và kết nối chuỗi cung ứng trong nâng cao tự cường và phát triển kinh tế khu vực. Các nước hoan nghênh nỗ lực của ASEAN trong đàm phán Hiệp định Khung Kinh tế số ASEAN (DEFA) và thúc đẩy Mạng lưới điện ASEAN. Các nước cũng nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác về an ninh lương thực, du lịch bền vững, đào tạo nguồn nhân lực, y tế, sức khỏe tâm thần cũng như thúc đẩy vai trò và đóng góp của phụ nữ, thanh niên và các nhóm dễ bị tổn thương trong tiến trình phát triển.

Tham dự các Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng các nước ASEAN và đối tác nhìn lại và đề xuất định hướng hợp tác trong bối cảnh khu vực và thế giới đang trải qua nhiều biến động và thách thức.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của thúc đẩy hợp tác kinh tế với các đối tác, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tăng trưởng bao trùm và bền vững, củng cố chuỗi cung ứng, phát triển hạ tầng xanh và tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh hiện nay là thời điểm thích hợp để xem xét lại đề xuất về Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện ASEAN-EU trên cơ sở tận dụng các hiệp định song phương hiện có, đề nghị các nước thành viên EU còn lại sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA); đồng thời, hoan nghênh các các sáng kiến hỗ trợ hạ tầng cho năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh, tài chính sáng tạo, xây dựng năng lực số, an ninh mạng, quản trị dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá cao các chương trình trao đổi giáo dục, học bổng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ các đối tác như Anh và Liên minh châu Âu, khuyến khích kết nối giữa các trung tâm nghiên cứu và mạng lưới chuyên gia của ASEAN với các đối tác, ủng hộ việc tăng cường hợp tác y tế và ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.

Tại các Hội nghị, Việt Nam đã chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực như Biển Đông, Myanmar, Bán đảo Triều Tiên, đề nghị các Đối tác tiếp tục ủng hộ lập trường nguyên tắc và nỗ lực của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cùng phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Trưng bày tài liệu “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ” và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí đã thực sự hòa mình vào dòng chảy của thực tiễn cuộc sống
Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn 06-HD/TW ngày 9/6/2025 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định trong Điều lệ Đảng. Hướng dẫn 06-HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hà Nội: phân cấp, ủy quyền, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội: phân cấp, ủy quyền, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, UBND TP sẽ sớm ký ban hành hướng dẫn các quy định liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền, thẩm quyền của cấp xã trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) 2 dự án đường sắt quốc gia.
Quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Anh phát triển ấn tượng

Quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Anh phát triển ấn tượng

Sáng 11/7/2025, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh Châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 Luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 Luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động