Rủi ro địa chính trị toàn cầu: đe dọa ổn định kinh tế và tăng trưởng dài hạn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: NBC) |
Rủi ro địa chính trị ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ
Báo cáo này thu hút sự chú ý đặc biệt khi IMF đồng thời công bố hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, chiến tranh và chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng hiện hữu.
Theo đánh giá của IMF, chỉ số rủi ro địa chính trị toàn cầu, bao gồm các yếu tố như chiến tranh, khủng bố và căng thẳng giữa các quốc gia đã đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua. Sự leo thang của căng thẳng Mỹ - Trung, đặc biệt trên mặt trận thương mại và công nghệ, cũng như bất ổn tại Trung Đông, đang khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và thị trường năng lượng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, xu hướng phân mảnh thị trường và công nghệ đang rõ nét hơn, thể hiện qua sự mở rộng của khối BRICS và các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ. IMF cho rằng điều này đang làm xói mòn hiệu quả hợp tác toàn cầu và tạo ra những rào cản mới cho dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế.
![]() |
Những tác động địa chính trị và chủ nghĩa bảo hộ thương mại ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. (Ảnh: CNN) |
Tăng trưởng toàn cầu bị đe dọa
Dù đánh giá cao nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát lạm phát mà không gây suy thoái, IMF vẫn cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi nguy cơ. Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 3,2%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 7/2024.
Ngược lại, IMF bày tỏ lạc quan hơn về lạm phát, khi dự báo tỷ lệ lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ 5,8% trong năm 2024 xuống còn 4,3% trong năm 2025, phản ánh tác động tích cực từ chính sách tiền tệ thắt chặt của nhiều quốc gia.
Một điểm đáng lo ngại khác được IMF nêu ra là triển vọng tăng trưởng trung hạn đang trở nên u ám. Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas nhấn mạnh: “Rủi ro đang ngày càng gia tăng và sự bất ổn ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu.”
IMF cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng với tốc độ bình bình, khó đủ sức cung cấp nguồn lực để giúp các nước đang phát triển giảm nghèo hay ứng phó với biến đổi khí hậu, những thách thức cấp bách đòi hỏi sự phối hợp toàn cầu mạnh mẽ.
Trong bối cảnh thế giới đang tìm kiếm một lộ trình phục hồi sau đại dịch và khủng hoảng kinh tế, gia tăng rủi ro địa chính trị là yếu tố có thể làm "trật bánh" tiến trình này. IMF kêu gọi các quốc gia duy trì hợp tác quốc tế, tránh chủ nghĩa bảo hộ và củng cố hệ thống tài chính toàn cầu để ứng phó hiệu quả với những thách thức chưa từng có phía trước.
Mỹ có thể dỡ bỏ trừng phạt Nga sau đàm phán song phương? | |
EU tạm dừng các biện pháp đáp trả thuế quan Mỹ để đàm phán |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại