Sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(Lê Văn Tú, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội)
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 17 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
2. Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
3. Đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại”
Theo quy định trên hộ kinh doanh thực hiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại có trách nhiệm đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu bạn thực hiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không thực hiện đăng ký với UBND xã là vi phạm quy định khoản 3 Điều 17 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP. Hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:
“Điều 36 . Hành vi vi phạm về sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất theo quy định.
...”
Như vậy, nếu hộ kinh doanh của bạn sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không thực hiện đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân xã thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
Áp dụng khoản 2 Điều 4 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 32 là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”. Xác định mức tiền phạt đối với bạn hộ kinh doanh của bạn sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không thực hiện đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân xã là 350.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại