Thứ sáu 16/05/2025 01:51

Shinzo Abe - “Người khổng lồ” rời bỏ chính trường Nhật Bản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong một thông báo bất ngờ, Thủ tướng Shinzo Abe, người tại vị lâu nhất của Nhật Bản, đã tuyên bố lý từ chức vì sức khỏe kém. Quyết định của ông đã đẩy Nhật Bản vào một thời kỳ bất ổn chính trị mới sau một nhiệm kỳ kỷ lục mang lại sự ổn định đỉnh cao ở nước này.

Ông Abe bị viêm loét đại tràng từ khi còn nhỏ, nhưng tình trạng này đã được kiểm soát thông qua điều trị. Những suy đoán về vấn đề sức khỏe của Thủ tướng Nhật Bản đã tăng lên trong tháng qua khi ông đến BV Tokyo hai tuần liên tiếp để kiểm tra sức khỏe.

Mặc dù hiện tại sức khỏe đã ổn định nhưng không có gì đảm bảo rằng căn bệnh của ông có thể được chữa khỏi. Điều này buộc ông phải có quyết định đặc biệt là từ chức khi chỉ còn hơn một năm nữa là kết thúc nhiệm kỳ.

Sau quãng thời gian bất ổn chính trị với việc thay 6 thủ tướng trong 6 năm, Nhật Bản đã bước vào thời kỳ tương đối ổn định khi ông Abe nhậm chức vào năm 2012 và nắm quyền lãnh đạo trong 8 năm liên tiếp.

Trong khoảng thời gian này, Thủ tướng Abe đã phải đối phó với một loạt vấn đề quan trọng như giám sát sự phục hồi của đất nước sau trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân, đồng thời khôi phục nền kinh tế.

shinzo abe nguoi khong lo roi bo chinh truong nhat ban
Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh tư liệu.

Nhìn nhận một cách khách quan, nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe khép lại với những thành công, thất bại và cả nhiều cơ hội bị bỏ lỡ. Về đối nội, tỷ lệ thành công của ông tương đối thấp vì ông vẫn chưa thể sửa đổi Điều 9 bản Hiến pháp hòa bình.

Các biện pháp chính sách kinh tế Abenomics, một chiến lược kinh tế bao gồm sự kết hợp giữa nới lỏng định lượng, kích thích tài khóa thông qua chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu đã mang lại những kết quả tương đối, song quyết định tăng thuế tiêu dùng 2 lần vào năm 2014 và 2019 đã gây tranh cãi.

Điều này dẫn đến việc Abenomics mất đi động lực khi mọi người bắt đầu nghi ngờ những cam kết lỏng lẻo đối với cải cách cơ cấu. Vấn đề càng thêm phức tạp bởi các chính sách bảo hộ mà Tổng thống Trump thúc đẩy cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 tiếp tục dẫn đến sự suy giảm của kinh tế Nhật Bản, cản trở sự phục hồi của quốc gia này bất chấp gói kích thích khổng lồ.

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Abe cũng chứng kiến những vụ bê bối, song ông vẫn vượt qua nhiều cuộc bỏ phiếu. Dù không thể sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, công bằng mà nói Thủ tướng Abe đã đạt được một số mục tiêu của mình, như thông qua luật an ninh gây tranh cãi vào năm 2015, cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài cùng các lực lượng đồng minh, như một phần của lực lượng tự vệ tập thể.

Theo một báo cáo năm 2019 của Goldman Sachs, việc trao quyền cho phụ nữ và đưa họ vào lực lượng lao động, được gọi là “Womenomics”, đã dẫn đến "sự tham gia kỷ lục của lao động nữ (71%), vượt qua Mỹ và châu Âu, tăng trợ cấp nghỉ phép, cải thiện tính minh bạch về giới, và cải cách lao động."

Tuy nhiên, báo cáo này cũng chỉ ra một số thiếu sót và ghi nhận "tình trạng thiếu lãnh đạo nữ, chênh lệch lương theo giới, hợp đồng lao động không linh hoạt, ưu đãi thuế chưa thỏa đáng, cùng những thành kiến” cố hữu đối với nữ giới. Những điều này chưa được giải quyết đầy đủ trong các chính sách của Thủ tướng Abe. Hơn nữa, việc chỉ có một số ít thành viên nội các và Hạ viện (khoảng 10%) là nữ cho thấy tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tiếp diễn tại Nhật Bản.

Về chính sách đối ngoại, một lần nữa lại ghi nhận những kết quả trái ngược nhau. Thủ tướng Abe củng cố mối quan hệ với Mỹ bất chấp việc Mỹ tìm cách giảm quân số đồn trú tại Nhật Bản để buộc Tokyo chia sẻ nhiều hơn gánh nặng an ninh.

Những nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm tăng cường quan hệ với ASEAN cũng có nhiều điểm sáng. Trên nền tảng “Bộ tứ,” Nhật Bản cũng đã thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ lên một tầm cao mới, từ thương mại, đầu tư, liên doanh, liên kết, cho tới viện trợ tăng trưởng và quốc phòng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng đã nếm trải không ít thất bại trên mặt trận chính sách đối ngoại. Ông không thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nga dẫn tới việc chưa hoàn tất việc ký hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Ông Abe cũng không thể giải quyết vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản vào những năm 1970, một lời hứa mà ông đã đưa ra với gia đình những người bị bắt cóc, và chưa có bất kỳ cuộc gặp cấp cao nào với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Chính quyền của Thủ tướng Abe cũng vướng vào một cuộc đấu khẩu gay gắt với Hàn Quốc và chưa thể giải quyết vấn đề nô lệ tình dục thời chiến, một nhức nhối ảnh hưởng không nhỏ tới các mối quan hệ kinh tế.

Câu hỏi đặt ra là khi Thủ tướng Abe ra đi, ai sẽ lấp đầy khoảng trống chính trị? Trong ngắn hạn, một ứng cử viên có được sự đồng thuận của đảng Dân chủ Tự do (LDP) sẽ được chọn để lãnh đạo chính phủ cho đến khi đảng này tổ chức một cuộc bầu cử lãnh đạo. Nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe trên thực tế sẽ kết thúc vào tháng 9-2021.

Các ứng cử viên hàng đầu thay thế Thủ tướng Abe hiện nay có thể kể đến là Phó thủ tướng Taro Aso, Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là người từng cạnh tranh với Thủ tướng Abe trong cuộc chạy đua làm lãnh đạo đảng Shigeru Ishiba; cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, và Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Taro Kono.

Giới quan sát cho rằng việc LDP có nhiều nhà lãnh đạo năng lực và giàu kinh nghiệm, cùng thực tế một phe đối lập “yếu ớt,” vấn đề kế nhiệm tại Nhật Bản sẽ diễn ra khá suôn sẻ. Hững trục trặc tạm thời sẽ qua đi vì ông Abe sẽ vẫn là thành viên của Hạ viện, và vẫn có thể tiếp tục giúp LDP theo đuổi các mục tiêu của mình.

Hồng Phúc
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ấn Độ - Pakistan leo thang căng thẳng: trục xuất nhân viên ngoại giao, cảnh báo trả đũa

Ấn Độ - Pakistan leo thang căng thẳng: trục xuất nhân viên ngoại giao, cảnh báo trả đũa

Mối quan hệ vốn mong manh giữa hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng mới, khi cả hai bên đồng loạt trục xuất nhân viên ngoại giao của nhau với cáo buộc liên quan tới hoạt động gián điệp.
COVID-19 gia tăng trở lại tại châu Á: cảnh báo từ Trung Quốc, Thái Lan và Singapore

COVID-19 gia tăng trở lại tại châu Á: cảnh báo từ Trung Quốc, Thái Lan và Singapore

Châu Á đang chứng kiến đợt gia tăng mới các ca nhiễm COVID-19, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh trong bối cảnh các biến thể phụ lây lan nhanh và tỷ lệ nhập viện gia tăng tại nhiều quốc gia.
NATO tập trận sát biên giới Nga: căng thẳng mới tại châu Âu?

NATO tập trận sát biên giới Nga: căng thẳng mới tại châu Âu?

Ngày 12/5, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức khởi động cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại Phần Lan, sát biên giới với Nga.
EU nhất trí áp đặt gói trừng phạt thứ 17 nhắm vào Nga

EU nhất trí áp đặt gói trừng phạt thứ 17 nhắm vào Nga

Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được đồng thuận về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, trong nỗ lực gia tăng sức ép kinh tế và buộc Moscow chấp nhận lệnh ngừng bắn.
Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận “lịch sử”

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận “lịch sử”

Ngày 13/5, Mỹ và Saudi Arabia đã ký kết một loạt thỏa thuận kinh tế và quốc phòng có tổng giá trị lên tới 142 tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quan hệ song phương giữa hai cường quốc. Trong đó, đáng chú ý nhất là thỏa thuận vũ khí được Nhà Trắng mô tả là “lớn nhất trong lịch sử”.
Ông Donald Trump xem xét dỡ bỏ trừng phạt Syria

Ông Donald Trump xem xét dỡ bỏ trừng phạt Syria

Trong một phát biểu đáng chú ý ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang cân nhắc khả năng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria, mở ra hy vọng cho một chương mới của quốc gia Trung Đông sau hơn 10 năm chìm trong nội chiến và tàn phá.
Nga tăng gấp đôi thời gian lưu trú cho thị thực điện tử nhằm thu hút du khách quốc tế

Nga tăng gấp đôi thời gian lưu trú cho thị thực điện tử nhằm thu hút du khách quốc tế

Ngày 13/5, Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) đã chính thức thông qua dự luật mới mở rộng đáng kể chính sách thị thực điện tử, đánh dấu một bước đi chiến lược nhằm thu hút khách quốc tế đến với Liên bang Nga.
New Zealand cân nhắc cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

New Zealand cân nhắc cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Chính phủ New Zealand đang xem xét một dự luật nhằm cấm người dưới 16 tuổi mở tài khoản mạng xã hội, với mức phạt lên tới 1,2 triệu USD dành cho các nền tảng không tuân thủ.
Mexico kiện Google vì đổi tên Vịnh Mexico thành “Vịnh Mỹ” trên Google Maps

Mexico kiện Google vì đổi tên Vịnh Mexico thành “Vịnh Mỹ” trên Google Maps

Ngày 9/5, Tổng thống Mexico - Claudia Sheinbaum chính thức tuyên bố nước này đã đệ đơn kiện tập đoàn công nghệ Google sau khi ứng dụng bản đồ Google Maps hiển thị Vịnh Mexico dưới tên gọi “Gulf of America” (Vịnh Mỹ) đối với người dùng tại Hoa Kỳ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động