Chủ nhật 02/02/2025 23:11

Sở Tư pháp TP Hà Nội bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tập huấn viên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 25/11, Sở Tư pháp TP Hà Nội – Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL TP tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tập huấn viên về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi...
Sở Tư pháp TP Hà Nội bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tập huấn viên
Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội phát biểu khai mạc Hội nghị

Thực hiện Kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND TP Hà Nội về PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội năm 2022; Kế hoạch số 159/kh-UBND ngày 23/7/2019 của UBND TP hà Nội về triển khai, thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn TP Hà Nội; Quyết định số 434/QĐ-STP ngày 14/9/2022 của Sở Tư pháp Hà Nội về Công nhận đội ngũ tập huấn viên cấp TP, tập huấn viên cấp huyện thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019-2022”. Sở Tư pháp TP Hà Nội – Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL TP tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tập huấn viên về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi.

Tham dự Hội nghị có bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP; PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng Khoa Pháp luật kinh tế - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội là báo cáo viên tại Hội nghị cùng đội ngũ tập huấn viên của UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.

Tại Hội nghị, các tập huấn viên được PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến thông tin những vấn đề cơ bản của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Luật Đất đai của nước ta được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Luật đã được sửa đổi và được đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thuận vào ngày 29/11/2013. Nhiều ý kiến cũng như Tờ trình của Chính phủ đã chỉ ra, sau gần 10 năm thực thi, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Đất đai 2013 đã lộ rõ nhiều bất cập, chồng chéo so với các Luật khác dẫn đến việc mập mờ về trách nhiệm quản lý, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện trong thực tiễn.

Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; nhiều dự án chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng; có tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp; nguồn lực về đất đai trong thời gian qua thiếu vắng của thị trường đất đai minh bạch, rõ ràng đã tác động xấu, làm méo mó quá trình đô thị; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra…

Sở Tư pháp TP Hà Nội bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tập huấn viên
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng Khoa Pháp luật kinh tế - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội là báo cáo viên tại Hội nghị

Hội nghị đã được PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến trình bày, phân tích 10 nội dung đổi mới trong Dự thảo Luật, cụ thể: Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển…

Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu ổn định.

Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo phù hợp quỹ đất hiện có của địa phương; tổ chức tôn giáo có sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư; quy định cụ thể vể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đào tạo việc làm để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn.

Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội và các cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.

Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và HĐND cấp tỉnh trong việc xây dựng bảng giá đất. Bổ sung, hoàn thiện các quy định đảm bảo công khai, mịnh bạch như: công khai giá đất, bắt buộc phải giao dịch qua các sàn giao dịch đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị, nhà ở thương mại.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả các nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang. Thể chế chính sách ưu đãi thông qua việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và các đối tượng chính sách.

Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.

Hoàn thiện các chế định về điều tiết của Nhà nước để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững. Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và mọi biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan Nhà nước.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy dịnh để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.

Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất. Quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp. Có các quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường và giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.

Quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mai, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực.

Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai…

Bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, qua Hội nghị, các tập huấn viên của UBND quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi. Mong rằng các tập huấn viên sẽ mang những kiến thức tại Hội nghị về tuyên truyền ở cơ sở và đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật…

Quận Long Biên, Hà Nội: Nâng cao kiến thức, kỹ năng PBGDPL cho các tuyên truyền viên pháp luật
Lan toả kiến thức pháp luật đến học sinh THCS
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên, đội viên và thanh thiếu nhi
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, 9 ngày nghỉ Tết (từ ngày 25/1 đến 10h ngày 2/2, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25/1/2025 đến ngày 2/2/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hải Phòng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn.
Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Người dân ở làng Canh Nậu, Dị Nậu tại xã Lam Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội là một địa danh thuộc vùng quê xứ Đoài đã gìn giữ truyền thống, phong tục Tết cá mùng 3, Tết gà mùng 7.
Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa thông tin về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1/2025 đến 10h00’ ngày 2/2/2025- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ)…
33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và khiến 52 nạn nhân bị thương. So với ngày cùng kỳ năm 2024, giảm 18 vụ, giảm 2 người chết và giảm 11 người bị thương.
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông tin, đơn vị sẽ tổ chức điều chỉnh giao thông phục vụ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) trên phố Đặng Tiến Đông, đoạn Tây Sơn - Trung Liệt.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 2/2 đến ngày 12/2.
Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/2.
Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 1/2.
Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Bên cạnh niềm vui ngày Tết, phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc giúp trẻ duy trì sự cân bằng giữa giải trí và học tập, tránh để trẻ rơi vào trạng thái uể oải hay khó thích nghi khi trở lại trường.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động