Tăng cường quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm mùa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHầu hết bệnh nhân cúm A đều tự khỏi sau 1-2 tuần. |
Bộ Y tế vừa có Công văn số 4216/BYT-TB-CT về việc tăng cường quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm mùa gửi UBND các tỉnh, thành phố.
Công văn nêu rõ, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, trong đó chú trọng đến phòng chống dịch cúm mùa, dịch Covid-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây một bộ phận người dân không đến các cơ sở y tế để khám bệnh mà tự mua và sử dụng sinh phẩm chẩn đoán để xét nghiệm và tự mua thuốc điều trị cúm mùa dẫn đến có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý, kể cả việc giao bán trên mạng xã hội.
Để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch cúm mùa, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế: Chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cung ứng thuốc điều trị, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm cúm mùa, đặc biệt là test nhanh xét nghiệm cúm mùa.
Đảm bảo giữ ổn định giá thuốc điều trị, các trang thiết bị y tế xét nghiệm, phòng chống dịch cúm mùa, đặc biệt là test nhanh xét nghiệm cúm mùa; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.
Thực hiện kê khai giá, niêm yết giá thuốc điều trị, trang thiết bị y tế theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng, quản lý thị trường: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm thuốc, trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán giá các thuốc, trang thiết bị y tế phòng chống dịch cúm mùa bất hợp lý.
Kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ, giao bán trên mạng trái phép thuốc, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch cúm mùa để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Tuyên truyền, hướng dẫn người dân khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến các cơ sở y tế, trạm y tế xã, phường để khám bệnh, xét nghiệm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Theo các bác sỹ, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính qua đường hô hấp. Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh cảm cúm thông thường khác như: sốt, chảy nước mũi viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng
Ngoài các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao hơn 39-40oC, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần thiết phải quá lo lắng vì hầu hết bệnh nhân cúm A đều tự khỏi sau 1-2 tuần. Có điều chúng ta lưu ý đối tượng nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi hay trẻ em, người già trên 45 tuổi-nhất là người mắc bệnh nền để có thể nắm bắt kịp thời diễn biến bệnh".
Đa số những người mắc cúm A sẽ được kê đơn thuốc về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị.
Khi người bệnh có biểu hiện sốt cao trên 38 độ kèm theo chảy mũi, ho, đau người, đau đầu, khó thở, tức ngực thì bắt buộc đến cơ sở y tế để khám chứ không tự ý dùng thuốc tại nhà mà không có tham khảo của người nắm chuyên môn. Mọi người dân không nên tự ý đi mua thuốc như diệt virus Tamilflu uống vì phải có chỉ định của bác sỹ, thời điểm uống quan trọng, muộn quá cũng không có tác dụng-các bác sỹ khuyến cáo.
Bệnh cúm mùa có nguy cơ tăng | |
Bác sỹ cảnh báo những biến chứng từ bệnh cúm mùa | |
Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dịch cúm A để tăng giá thuốc | |
Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị cúm mùa tại Hà Nội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại