Thứ năm 23/01/2025 03:07
Mục Góc nhìn:

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực
Ảnh minh họa.

Thủ đô Hà Nội có nguồn lực con người to lớn, với trên 51,7% dân số trẻ, tập trung nhân tài, trí tuệ của cả nước với hơn 70% trường đại học, trung tâm nghiên cứu, học viện; số nhà khoa học đầu ngành đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, chiếm hơn 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước; 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm của cả nước nằm trên địa bàn; có 2 khu công nghiệp công nghệ cao 6; đứng đầu cả nước với trên 150 DN khoa học công nghệ…

Tại khoản 1, Điều 16 Luật Thủ đô năm 2024 quy định, công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội, có kinh nghiệm thực tiễn, đang làm việc ở trong nước, ở ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt để phát triển một lĩnh vực, một số ngành của Thủ đô được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên được ký hợp đồng để thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP.

Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ đô Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô hướng đến mục tiêu thu hút, trọng dụng những cá nhân xuất sắc, có tài năng, kinh nghiệm và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hà Nội, bất kể họ đang sinh sống và làm việc ở đâu.

Hình thức làm việc có thể là làm việc theo chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đảm nhiệm các vị trí quản lý. Việc thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng người có tài tại Hà Nội là một bước đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy sự phát triển của TP.

Các chuyên gia cho rằng, Hà Nội phải xác định rõ các ngành nghề mũi nhọn, có tiềm năng phát triển cao và phù hợp với định hướng phát triển của TP như công nghệ số, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp bán dẫn, công nghệ chế tạo - tự động hóa, giảm phát thải carbon...

Đồng thời, TP cần tăng cường đầu tư vào các chương trình đào tạo, nghiên cứu trong các lĩnh vực này, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hà Nội vinh danh 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện Hà Nội vinh danh 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện
Hà Nội: Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số Hà Nội: Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động