Thứ hai 03/02/2025 03:02

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người dân cần tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 18-8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với tập thể lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong điều kiện dịch bệnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Dự buổi làm việc có bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành.

Mở đầu buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết những tháng đầu năm 2021, Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kiện toàn tổ chức, nhân sự các cấp...

Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lây lan tại nhiều tỉnh, thành phố. Đặc biệt đợt dịch thứ 4 này, với chủng virus nguy hiểm, dịch bệnh đã lây lan nhanh và mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp đã vào cuộc tích cực, với tinh thần chống dịch như chống giặc, phấn đấu thực hiện mục tiêu kép và đạt được một số kết quả nhất định; trong thành công đó có đóng góp quan trọng của Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc các cấp.

Tuy nhiên, diễn biến dịch vẫn đang phức tạp, khó lường, do đó Thường trực Chính phủ tổ chức cuộc làm việc này với tập thể lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nhằm củng cố, tăng cường niềm tin, sức mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19, phát triển kinh tế, xã hội, đem ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn, đánh giá cao Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp đã vận động, huy động thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời mong muốn Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên tiếp tục phát huy, với tinh thần "đã cố gắng rồi, cố gắng hơn nữa; đã quyết tâm rồi, quyết tâm hơn nữa; đã nỗ lực rồi, nỗ lực hơn nữa" như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại buổi làm việc, các thành viên Chính phủ đã báo cáo tình hình dịch COVID-19 và biện pháp, kết quả phòng chống dịch; nhận định tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tiếp theo; tình hình phát triển kinh tế-xã hội 7 tháng và những nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội những tháng còn lại của năm 2021; những chính sách đã và đang triển khai nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch COVID-19, nhất là các chính sách hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống cho người dân vùng thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đó, sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, 12 nhóm chính sách đã được thực hiện, hỗ trợ cho tổng cộng gần 13 triệu lượt người, gần 380.000 người sử dụng lao động với khoảng gần 6.780 tỷ đồng.

Đại diện Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đánh giá cao các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19, phát triển kinh tế, xã hội; tỏ rõ sự tin tưởng, quyết tâm, đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ vận động thành viên, hội viên trực tiếp tham gia và vận động nhân dân tích cực phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19. Đồng thời báo cáo về một số vấn đề cần quan tâm về tình hình nhân dân trong phòng, chống dịch COVID-19.

Đề xuất, kiến nghị Chính phủ những vấn đề thiết thực như: Có chính sách cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ y, bác sỹ, lực lượng Quân đội, Công an; Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giảm giá điện, nước sinh hoạt, xăng dầu, khí đốt, cước viễn thông..., hỗ trợ người dân trong mùa dịch bệnh; tháo gỡ khó khăn về thủ tục để người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương hoặc ngừng việc được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg; đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người dân ở các tỉnh, thành phố đang bị dịch bệnh nặng, ưu tiên công nhân ở những doanh nghiệp sản xuất oxy, những doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu, doanh nghiệp “ 3 tại chỗ;” hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ nông, thủy sản cho người dân...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận ý kiến hết sức tâm huyết, có chất lượng, sát thực tế của các đại biểu dự cuộc họp; khẳng định trước tình hình dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị bao gồm Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã vào cuộc, huy động được sự đồng lòng, chung sức của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào phòng, chống dịch. Điều đó thể hiện, khẳng định và làm sâu sắc hơn trên thực tế về mối quan hệ biện chứng “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.”

Theo Thủ tướng, trong thời gian qua, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, các biện pháp, giải pháp, chính sách về phòng, chống dịch. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm, sát sao trong công tác phòng, chống dịch.

Trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi; Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua đặc biệt phòng, chống và chiến thắng dịch COVID-19… Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã tự giác, tích cực vào cuộc hiệu quả và huy động đóng góp của toàn xã hội vào phòng chống dịch, trên tinh thần đoàn kết, tất cả vì sức khỏe của nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ các cấp, nhất là trên tuyến đầu chống dịch đã tâm huyết, ngày đêm dốc sức cho phòng, chống dịch, thậm chí đã có những người hy sinh trong “cuộc chiến” này.

Thủ tướng Chính phủ nhận định tình hình dịch COVID-19 hiện nay còn rất nghiêm trọng, gây tổn hại và ảnh hưởng lớn tới mọi mặt đời sống xã hội không chỉ ở trong nước mà tại hầu hết các nước trên thế giới. Việc phòng, chống dịch vẫn chưa đạt như mong muốn, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam một phần do có lúc, có nơi người dân còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát có lúc chưa nghiêm; việc thực hiện 4 tại chỗ còn hạn chế do thiếu nguồn lực nên khi dịch bệnh phức tạp trở nên quá tải; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cấp có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người dân cần tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương áp dụng tổ chức cấp gói thuốc an sinh tới tận nhà dân; các bệnh viện loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết và ưu tiên cứu người trước khi có ca bệnh nặng, trên tinh thần "nhập viện, cấp cứu trước, thủ tục sau.” (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng mong muốn Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đồng thời bổ sung, hoàn thiện các giải pháp để tham gia phòng, chống dịch hiệu quả hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định người dân vừa là trung tâm vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch; “mỗi người dân là một chiến sỹ; mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố, cơ quan, đơn vị là một pháo đài chống dịch.” Do đó cần vận động, kêu gọi, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm túc các quy định, biện pháp về phòng, chống dịch.

Thủ tướng nhấn mạnh tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, ưu tiên số 1 hiện nay là phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân là trên hết, trước hết; trong đó không được để cho người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng mọi yêu cầu y tế, cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi. Khi diễn biến dịch phức tạp thì các địa phương thực hiện Chỉ thị 16, tức là phải phong tỏa, chống lây lan; thực hiện người cách ly với người, ai ở đâu thì ở đó; tổ chức xét nghiệm thần tốc, rộng rãi để nhanh chóng phát hiện nguồn lây tách ra khỏi cộng đồng.

Khi người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, hướng dẫn thì các cấp, các ngành phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cho người dân; ngược lại khi chính quyền đã nỗ lực chăm lo các nhu cầu thiết yếu cho người dân thì tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Với sự đòng lòng của người dân, thực hiện tốt các biện pháp “5K+vaccine+thuốc+công nghệ” để phòng, chống dịch hiệu quả.

Người đứng đầu Chính phủ cũng gợi mở một số biện pháp khác nhằm tách F0 ra khỏi cộng đồng, tổ chức điều trị hiệu quả. Ngoài chữa bệnh tại cơ sở y tế, chữa bệnh tại nhà, cần nghiên cứu chữa bệnh đảm bảo các yêu cầu về an toàn dịch bệnh, thuận lợi, đảm bảo môi trường...; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong phòng, chống COVID-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp thu các ý kiến, đề nghị của Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền xem xét, phù hợp với quy định. Trước mắt yêu cầu các ngành, cơ quan liên quan thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, toàn diện về tình hình dịch bệnh để người dân biết, hiểu; đồng thời hướng dẫn để người dân phòng, chống dịch hiệu quả; nghiên cứu quy định của Đảng, Nhà nước về chính sách cả về vật chất và tinh thần cho những người trên tuyến đầu chống dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục lắng nghe, nắm bắt tâm tư, tình cảm của hội viên, đoàn viên và nhân dân; ghi nhận những vấn đề nảy sinh tại cơ sở; tổng hợp và phối hợp với Chính phủ, các cấp chính quyền kịp thời chia sẻ, giải quyết.

Trên tin thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công;” “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công,” Thủ tướng mong muốn Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các thành viên kêu gọi, vận động, hướng dẫn người dân tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19, vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước.

Theo TTXVN
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động