Thứ năm 23/01/2025 21:41
Toạ đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển”

Thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Toạ đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển” vào sáng 21/11 do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức, các diễn giả cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có những cơ chế mang tính đặc thù, vượt trội để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của Thủ đô…
Thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của Thủ đô
TS. Lê Duy Bình, Chuyên gia Kinh tế; Giám đốc điều hành Economica Việt Nam phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: Công Phương

Về sự cần thiết cho công tác sửa đổi Luật Thủ đô lần này, theo TS. Lê Duy Bình, Chuyên gia Kinh tế; Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, Luật Thủ đô năm 2012 đã thực hiện đã hơn 10 năm, trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô, thời gian vừa qua Hà Nội đã đạt những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…

10 năm qua, đất nước đã có những hướng phát triển mới, Thủ đô chúng ta cũng có những yêu cầu mới, xuất phát từ thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế, những vấn đề về xã hội, về khoa học giáo dục về y tế…

Thành phố đang xây dựng một Thủ đô Hà Nội đáp ứng được mong mỏi của người dân Thủ đô, đáp ứng được mong mỏi của người dân cả nước vì Thủ đô là trái tim của cả nước. Do đó, Luật Thủ đô không chỉ phục vụ cho Thủ đô, nó không chỉ phục vụ cho nền kinh tế Thủ đô mà nó còn phục vụ cho việc phát triển của cả nước.

Bởi vậy, Luật Thủ đô cần những cơ chế mới, những cơ chế mang tính chất đặc thù, vượt trội để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của Thủ đô, một cách nhanh và bền vững đạt được các mục tiêu mà chúng ta đã đề ra.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng Bộ môn luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh, trong đặc thù rất riêng của Hà Nội, Thủ đô của nhiều nước chỉ là trung tâm chính trị, hoặc có thể là trung tâm văn hóa, nhưng Thủ đô Hà Nội của chúng ta vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm văn hóa. Bà Bích dẫn câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” để chứng minh luận chứng Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước.

Với vị thế đặc biệt đó, năm 2000, Ban Thường vụ Quốc hội đã cho ra Pháp lệnh Thủ đô và đến 2012 thì quy định riêng của Thủ đô được ra đời.

Nhưng một điểm mà đến bây giờ chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn trong Pháp lệnh Thủ đô và Luật Thủ đô năm 2012 đang dừng lại ở quan điểm, chính sách và chưa phải là quy định cụ thể. Từ quá trình chính sách đó để triển khai thực hiện thì chúng ta phải có những quy định cụ thể nên cần sửa đổi Luật Thủ đô.

Thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của Thủ đô
Bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP Hà Nội, trao đổi tại Toạ đàm. Ảnh: Nhật Nam

Bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP Hà Nội bày tỏ, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có tác động rất lớn từ mô hình chính quyền đến tận người dân. Nhân dân mong chờ Luật Thủ đô thông qua để tạo sức bật cho Thủ đô phát triển.

ý kiến cho rằng, cơ chế đặc thù cho Thủ đô thì như là một quốc gia riêng nhưng nói như vậy sẽ mất vai trò, ý nghĩa của Luật Thủ đô (sửa đổi). Chúng ta cần hiểu, Luật Thủ đô (sửa đổi) giúp cho Thủ đô phát triển. Thủ đô phát triển sẽ tạo động lực cho Vùng Thủ đô phát triển cũng như kéo cả đất nước cùng tiến lên.

Có quan điểm như vậy mới thấy rằng, các cơ chế chính sách đặc thù cho Thủ đô mới có ý nghĩa. Hà Nội đang xây dựng chính quyền đô thị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là việc thúc đẩy chính quyền đô thị lên một bước nữa, ở mức cao hơn.

Theo bà Vũ Thị Thanh Tú, Nhân dân chỉ quan tâm rằng, khi đến cơ quan Nhà nước mọi thứ được minh bạch, thủ tục hành chính được giải quyết rất nhanh và thuận lợi, cơ chế làm cho đường phố sạch đẹp, con cái được hưởng về giáo dục, y tế tốt hơn... và những cơ chế chính sách trong Luật Thủ đô đã đưa ra được điều đó.

Từ cơ chế chính sách về giáo dục, y tế, bộ máy tổ chức,… chế độ quyền lợi cho cán bộ công chức, chính sách thu hút trọng dụng nhân tài vào làm việc, làm thay đổi hệ thống chính quyền của TP, đưa ra được những thay đổi giúp thành phố Hà Nội bứt phá.

Nhóm PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động