Thứ ba 15/04/2025 17:49
Đại biểu Quốc hội thảo luận về sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên quan đến việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý khoản 2 Điều 7 như sau: “Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.”.
Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kì, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước cho tổ chức chủ trì.

Đối với nội dung liên quan đến sở hữu công nghiệp, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định việc giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước một cách tự động và không bồi hoàn cho tổ chức chủ trì.

Về đề nghị mở rộng giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì liên quan đến một số đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với thực tiễn và đặc thù của đối tượng quyền tác giả.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hài hòa giữa các mục tiêu về thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghệ, bảo đảm tách bạch giữa thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế và xử lý đối với đơn đăng ký sáng chế mật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: chỉnh lý khoản 1 Điều 89a để xác định các nguyên tắc và phạm vi kiểm soát an ninh đối với sáng chế và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này (khoản 2 Điều 89a); việc xử lý đơn đăng ký đối với sáng chế mật được thực hiện theo quy định của Chính phủ (khoản 3 Điều 108).

Về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và thống nhất với ý kiến của Chính phủ, dự thảo luật chỉnh lý cụ thể, chặt chẽ hơn…

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế diễn ra thường xuyên, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nước trên không gian mạng ngày càng phổ biến hơn nên việc quy định sử dụng phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca vào Luật là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia trong đời sống xã hội, vừa đảm bảo quyền hưởng thụ của người dân.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH Đồng Tháp đóng góp ý kiến

Về việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, đại biểu Nguyễn Hải Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu rõ: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là đối tượng đặc biệt, là biểu tượng thiêng liêng của đất nước, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử và cách mạng sâu sắc, là quốc thể, niềm tự hào, niềm tin và khát vọng của dân tộc, là biểu tượng và tượng đài bất diệt của lòng yêu nước, sự hy sinh cao cả của biết bao thế hệ đi trước đã quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, là kết tinh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có ý nghĩa và giá trị tinh thần đặc biệt to lớn, thúc đẩy gắn kết xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, động viên, thôi thúc tập hợp hiệu triệu toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện về mọi mặt, các hoạt động quốc tế đối ngoại ngày càng dày đặc, việc khai thác, sử dụng trên không gian mạng ngày càng phát triển. Theo đó, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao không chỉ ở trong nước, nước ngoài mà còn diễn ra trên không gian mạng, vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những vấn đề về sử dụng bản quyền liên quan đến các đối tượng đặc biệt này.

Dưới góc độ bản quyền có thể xảy ra vụ việc, nhân danh sáng tạo nghệ thuật để có hành vi cản trở, ngăn chặn sử dụng theo quy định của pháp luật đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam hoặc xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy Quốc ca Việt Nam, lợi dụng việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để ngăn chặn, cản trở việc tiếp cận, phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam thông qua các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có chứa Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam.

Với các lý do trên, đại biểu Nguyễn Hải Anh bày tỏ hoàn toàn nhất trí và đồng tình cao với việc bổ sung tại khoản 2 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ nội dung Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Nguyễn Hải Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại phiên họp

Việc bổ sung quy định như dự thảo Luật là rất cần thiết, vừa đảm bảo giữ gìn tính tôn nghiêm, sự thiêng liêng của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam, vừa đáp ứng được nhu cầu phổ biến và hưởng thụ của Nhân dân, yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo quy định phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra luật đã chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của các ĐBQH cũng như của cử tri và Nhân dân. Đại biểu nhấn mạnh, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa đã đáp ứng được cơ bản mục tiêu đề ra trong việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, đảm bảo chất lượng, thể chế hóa chủ trương của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cũng đã được điều chỉnh đảm bảo tính đồng bộ với một số điều của Luật Giá; Luật Hải quan; Luật Khoa học, công nghệ; Luật quản lý, sử dụng tài sản công để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội trình bày ý kiến

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Vương Quốc Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nêu: Về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả quy định trong dự thảo Luật nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu khoa học, giáo viên, học sinh, sinh viên, các đối tượng khác có nhu cầu nghiên cứu, học tập, trau dồi kiến thức được tiếp cận đến các tác phẩm, các sản phẩm có giá trị để tiếp tục khuyến khích sự đổi mới sáng tạo. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định này trên cơ sở dự thảo Luật vẫn quy định bảo đảm nguyên tắc phép thử ba bước ghi nhận tại nhiều điều ước cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo đó, việc sử dụng tác phẩm không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, để thuận lợi cho áp dụng quy định nêu trên trong thực tiễn, đại biểu đề nghị giao Chính phủ có quy định chi tiết với phạm vi phù hợp về các nội dung như thiết bị sao chép công cộng, tự sao chép, sao chép hợp lý một phần tác phẩm và hoạt động công vụ.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Vương Quốc Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam phát biểu

Về giới hạn quyền tác giả, đại biểu Vương Quốc Thắng cho biết, về cơ bản nội dung này không sửa đổi, bổ sung nhiều so với luật hiện hành mà chỉ chỉnh lý và quy định rõ và nhất quán hơn. Thực tế hiện nay, do đặc thù của các tác phẩm, sản phẩm sáng tạo là duy nhất mang giá trị tinh thần văn hóa nên rất khó xác định giá trị. Nhiều trường hợp các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn hay các đơn vị sử dụng tác phẩm, sản phẩm sáng tạo mà có ý trì hoãn, lẩn tránh thỏa thuận việc trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu.

Để bảo đảm tính khả thi của luật được thực thi trên thực tế, đại biểu Vương Quốc Thắng đề nghị bổ sung tại dự thảo Luật hoặc văn bản quy định chi tiết nội dung quy định trường hợp các bên không thỏa thuận được tiền bản quyền trong một thời hạn nhất định thì bên sử dụng phải chấm dứt ngay việc sử dụng tác phẩm, sản phẩm sáng tạo và thanh toán tiền bản quyền theo quy định của Chính phủ.

Đa số cử tri, Nhân dân, nhà giáo, nhà khoa học không đồng tình môn Lịch sử là môn học lựa chọn
Đề xuất bổ sung các cá nhân hoạt động nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, soạn giả sân khấu được xét danh hiệu NSND, NSƯT
Mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã
Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí...
Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 sẽ tạo điều kiện để Hà Nội triển khai quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, hài hòa không gian xanh sinh thái, xứng tầm là biểu tượng mới trong phát triển Thủ đô.
Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"
Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động