Thứ năm 17/04/2025 03:45

Tôn vinh 628 “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành các Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” (NNND, NNƯT) cho 628 nghệ nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Tại Quyết định số 1020/QĐ-CTN, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước NNND cho 64 cá nhân ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian; Ngữ văn dân gian; Tiếng nói, chữ viết; Lễ hội truyền thống.

Trong danh sách phong tặng NNND, có các nghệ nhân tiêu biểu: NNƯT Nguyễn Đăng Lưu (Bắc Kạn); NNƯT Nguyễn Văn Cầu (Bắc Ninh), NNƯT Tạ Thị Hình (Bắc Ninh), NNƯT Điểu Nơi (Bơ Pôl) - Đăk Nông; các nghệ nhân của TP Hà Nội: NNƯT Bùi Thế Kiên, Nguyễn Thị Tam, Phan Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Lan, Bùi Quốc Thi, Lưu Ngọc Đức, Ngô Văn Đảm, Chu Tiến Công, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hữu Kiêm, Phạm Thị Ánh Tuyết; NNƯT Trần Thị Duyên (Bà Đức) - Nam Định, NNƯT Lê Đức Chắn (Quảng Ninh), NNƯT Châu Ôn (Sóc Trăng), NNƯT Lò Văn Lả (Sơn La), NNƯT Nguyễn Thị Hồng Vanh (TP. Hồ Chí Minh), NNƯT Phạm Thị Tuyết (TP. Hồ Chí Minh), NNƯT Nguyễn Thanh Vân (TP. Hồ Chí Minh), NNƯT Tôn Nữ Thị Hà (Tịnh Gia Viên) -Thừa Thiên Huế...

Tại Quyết định số 1023/QĐ-CTN, 1 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu NNND là NNƯT Phạm Văn Bảo (Thanh Hóa) được vinh danh loại hình di sản Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Chủ tịch nước ký Quyết định số 1021/QĐ-CTN, phong tặng danh hiệu NNƯT cho 547 cá nhân ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian; Ngữ văn dân gian; Tiếng nói, chữ viết; Lễ hội truyền thống.

Chủ tịch nước cũng đã ký Quyết định số 1022/QĐ-CTN về việc truy tặng danh hiệu NNƯT cho 16 cá nhân đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Dịp này, Hà Nội là địa phương có số nghệ nhân được phong tặng danh hiệu NNƯT đông nhất, với 54 nghệ nhân ở các loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian.

Thành lập hội đồng xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Nghệ thuật Xòe Thái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Công bố Danh mục 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hà Nội: Xác định rõ các chỉ tiêu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Em Nguyễn Ý Trân - học sinh lớp 12 AE1, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung; trở thành đại biểu Chương trình Giao lưu thanh niên sinh viên Nhật Bản - Đông Á năm 2022…
"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 1513/ BVHTTDL-VHCSGĐTV về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30/6, mang chủ đề truyền thông “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!
Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Trong mắt con cái, cụ Ngô Tất Tố là người cha nghiêm khắc, thức thời, luôn dạy các con sống đẹp và đi theo cách mạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động