Thứ sáu 24/01/2025 07:31
Luật Thủ đô 2024

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định chi tiết trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội theo quy định tại Điều 37 của Luật Thủ đô.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
Hình ảnh khu đô thị ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Ảnh: N.M

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Theo nội dung dự thảo Nghị quyết, quy định trên áp dụng với các dự án đầu tư công, dự án PPP không sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương như: dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên; dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD yêu cầu di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên.

Dự án đầu tư công, dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân (nếu có); sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, bảo vệ môi trường từ 500ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

Dự thảo Nghị quyết còn quy định trình tự, thủ tục các dự án đầu tư công, dự án PPP trên địa bàn có sử dụng một trong các nguồn vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài trong trường hợp được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.

Dự án theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao, dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300ha đến dưới 500ha hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên, trừ dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Đối tượng áp dụng là chính quyền TP, các cơ quan chuyên môn thuộc Chính quyền TP và các đơn vị trực thuộc có liên quan đến việc quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội theo quy định tại Điều 37 Luật Thủ đô.

Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định

Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Chủ tịch UBND TP hoặc Phó Chủ tịch UBND TP; Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định và các thành viên khác của Hội đồng là Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã liên quan; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương khác có liên quan theo đề nghị của cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.

Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Chủ tịch UBND TP về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao; ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định về các nội dung của Dự án thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội theo quy định tại Điều 37 Luật Thủ đô.

Hội đồng thẩm định có quyền xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định Dự án thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội theo quy định tại Điều 37 Luật Thủ đô.

Hội đồng thẩm định yêu cầu chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định dự án thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội theo quy định tại Điều 37, thanh toán chi phí, thẩm tra, thẩm định theo dự toán và tiến độ thực hiện công việc thẩm định đã được phê duyệt.

Hội đồng thẩm định có quyền yêu cầu nhà đầu tư tư vấn, cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm tra, thẩm định dự án thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội.

Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp hội đồng thẩm định được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự. Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là bằng nhau và đạt được 50% số thành viên Hội đồng, vấn đề được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.

Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định dự án thuộc thẩm quyền của TP Hà Nội theo quy định tại Điều 37 Luật Thủ đô phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định thông qua. Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định.

Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả... Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...
Quy định về tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và sử dụng hạ tầng Quy định về tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và sử dụng hạ tầng
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động