Thứ năm 23/01/2025 11:19

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hai Bà Trưng, Hà Nội: Bị tố “dính” hàng loạt sai phạm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hai Bà Trưng, ở 14 Lê Gia Định, Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang phải đối mặt với những lùm xùm, khi “dính” đơn phản ánh, tố cáo về nhiều vấn đề tồn tại của Trung tâm được gửi đến nhiều nơi…

Những nội dung phản ánh cần được làm rõ?

Theo nội dung đơn thư của bạn đọc gửi đến báo PL&XH có nêu rõ 2 vấn đề về công tác chuyên môn và thu chi tài chính. Cụ thể, trong công tác chuyên môn của các năm học 2016-2017-2018 phía nhà trường đã cho học sinh nghỉ học quá nhiều, quá số buổi so với quy định. Không những không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào đối với các học sinh nghỉ số buổi quá quy định, mà vẫn được cho lên lớp bình thường…?

trung tam giao duc thuong xuyen hai ba trung ha noi bi to dinh hang loat sai pham
Cuốn sổ điểm danh được cho là học sinh vắng quá nhiều số buổi so với quy định cần được làm rõ?.

Theo đó, tại sổ điểm danh tháng 3 của năm học 2016-2017 của lớp 10A, do cô giáo Đỗ Thị Ngọc Minh làm chủ nhiệm, có 48 học sinh đã vắng số tiết lên đến 228 buổi, trong đó có 2 trường hợp đã vắng đến 14 buổi trong tuần là em Bùi Hải A và em Nguyễn Long H; ngoại lệ có trường hợp em Nguyễn Gia K nghỉ 15 buổi.

Đến tháng 4 của năm học này, số buổi nghỉ học của các em học sinh giảm xuống còn 194 buổi? Trong đó, tuần có số học sinh nghỉ nhiều nhất là rơi vào thứ 6 của tuần 1, với 15 học sinh nghỉ học và trường hợp nghỉ học nhiều vẫn rơi vào em Nguyễn Gia K; Bùi Hải A và em Nguyễn Long H đều nghỉ 14 buổi.

Cho rằng việc các để các em nghỉ học quá nhiều số buổi so với quy định, đã không đảm bảo được lượng kiến thức mà các em tiếp thu được tại nhà trường. Hơn nữa việc Trung tâm không áp dụng hình thức kỷ luật mà vẫn để các em lên lớp, sẽ tạo tiền lệ xấu với những học sinh khác. Việc làm này của lãnh đạo Trung tâm đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ GD&ĐT.

Điều này đã được quy định rõ tại khoản 3, Điều 27 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28-3-2011 của Bộ GD&ĐT quy định, học sinh không được lưu ban quá 2 lần trong một cấp học. Như vậy, học sinh sẽ được phép học lại, nếu đã nghỉ quá 45 ngày trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nhiều lần cộng lại) và không được bảo lưu kết quả học tập.

Ngoài ra, trong công tác thu, chi tài chính cũng để tồn tại nhiều vấn đề như: Việc chỉ đạo xử lý học sinh sai phạm bằng hình thức thu tiền, mỗi học sinh vi phạm trong việc sử dụng điện thoại sẽ bị xử phạt từ 25 đến 30 nghìn đồng; thu các khoản ngoài quy định của nhà nước như: tiền quỹ đoàn 300.000 đồng/học sinh, ôn thi tố nghiệp 2.000.000 đồng/học sinh, quỹ hoạt động ngoại khóa 400.000 đồng/học sinh, quỹ phụ huynh 800.000 đồng/học sinh, quỹ khuyến học 200.000 đồng/học sinh…

Trung tâm không thấy báo cáo và chỉ thu tiền giúp hội phụ huynh?

Vậy đứng trước những cáo buộc về những sai phạm nghiêm trọng này, lãnh đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hai Bà Trưng đã nói gì? Để rộng đường dư luận, PV báo PL&XH đã có buổi làm việc về vấn đề trên.

trung tam giao duc thuong xuyen hai ba trung ha noi bi to dinh hang loat sai pham
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hai Bà Trưng, ở 14 Lê Gia Định, Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: Trung tâm có số lượng học sinh ít, chỉ trên 200 học sinh, các em chủ yếu là vừa học vừa làm. Có người không có cha, mẹ nên phải tự lo cho bản thân, nhiều cháu vì bị ảnh hưởng một phần bởi hoàn cảnh và tiếp xúc xã hội mà đạo đức yếu kém, nhiều nơi không nhận mới vào đây theo học.

Đời sống giáo viên ở đây cũng hết sức khó khăn, nhiều người còn phải đi làm xa, nhưng tiền công cũng chỉ được mấy chục nghìn/tiết dạy học. Tuy vậy, mọi người chúng tôi đều phải cố gắng “gồng mình” lên vì công việc và nhiều khi là áp lực gia đình, rồi áp lực trường lớp.

“Nói như vậy là để chia sẻ mọi người cảm thông mới hiểu được, việc học sinh nghỉ học nhiều quá số buổi so với quy định quả thực chúng tôi không nắm được, vì chưa thấy có báo cáo nào cho đến khi có đơn thư? Cũng vì thế mà không có báo động về tình hình các cháu nghỉ nhiều. Thậm chí trong tài liệu gửi kèm đơn thư đi nhiều nơi cuốn sổ điểm danh cũng bị sửa chữa nhiều vị trí…” bà Tuyết cho biết thêm.

Vấn đề phạt học sinh bằng tiền thì có đúng quy định hay không? Tôi nghĩ đây là vấn đề phù hợp, do phụ huynh đề ra là để cho học sinh sợ, kiểm điểm nhắc nhở các em không sợ, chỉ đánh vào kinh tế các em học sinh mới sợ?

Số tiền phạt từ 25-30 nghìn đồng/em sai phạm lần đầu, số tiền sẽ tăng lên theo số lần các em vi phạm. Số tiền này cuối năm học Trung tâm giao lại cho Ban phụ huynh để có chế độ khen thưởng cho các cháu có thành tích tốt. Cúng vì có hiệu quả nên xử phạt năm nay của các em có giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, từ lúc có đơn thư đến nay thì Trung tâm dừng không xử phạt học sinh theo hình thức thu tiền nữa?

Tất cả các khoản tiền thu như: Hoạt động ngoại khóa 400.000 đồng để các cháu học sinh được đảm bảo có hoạt động thoải mái, tiền quỹ đoàn nếu chỉ thu 6000 đồng/học sinh thì không đủ hoạt động, nên phải thu tăng lên 300.000 đồng. Riêng số tiền 2000.000 đồng là quỹ thi tốt nghiệp chỉ áp dụng vào các em là học sinh lớp 12, phụ huynh nhờ cô giáo chủ nhiệm thu hộ sau đó chuyển cho văn phòng của Trung tâm…? Ngoài ra còn quỹ phụ huynh 800.000 đồng/học sinh, quỹ khuyến học 200.000 đồng/học sinh cũng được các phụ huynh thống nhất đồng ý đóng ghóp, cuối năm lại chuyển cho Trưởng ban phụ huynh để chi cho hoạt động cuối năm…?

(Báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin sự việc khi có diễn biến tiếp theo)

Hoàng Giáp
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động