Thứ sáu 24/01/2025 00:00

Việc bảo tồn và phát triển các công viên: nên với tư cách là một thiết chế văn hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương - Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) cho biết, theo các đánh giá hiện trạng mới nhất, số lượng của hệ thống vườn hoa, công viên tại Hà Nội theo quy hoạch và kế hoạch chỉnh trang đô thị là khá nhiều (khoảng 63 công viên). Tuy nhiên, các không gian vườn hoa - công viên xây mới bị chậm tiến độ theo quy hoạch cũng không ít...
Sau gần chục năm được công bố quy hoạch và khởi công, hiện trạng công viên Chu Văn An (huyện Thanh Trì, Hà Nội) vẫn chỉ là một bãi cỏ rộng lớn, ngổn ngang, là nơi tập trung rác thải, phế liệu, thậm chí còn được trưng dụng làm bãi dạy lái xe ô tô…	Ảnh: Khánh Huy
Sau gần chục năm được công bố quy hoạch và khởi công, hiện trạng công viên Chu Văn An (huyện Thanh Trì, Hà Nội) vẫn chỉ là một bãi cỏ rộng lớn, ngổn ngang, là nơi tập trung rác thải, phế liệu, thậm chí còn được trưng dụng làm bãi dạy lái xe ô tô… Ảnh: Khánh Huy

“Hồi sinh” 16 công viên trong năm 2024

Tại Hà Nội, cuối năm 2023 vẫn có khoảng 5 dự án chậm tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng, điển hình như công viên Chu Văn An khởi công từ năm 2014; công viên hồ điều hòa Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm); công viên Hữu Nghị (quận Bắc Từ Liêm); công viên văn hóa, thể thao, vui chơi Đống Đa (giai đoạn 1)...

“Tương tự, số lượng các vườn hoa công viên cần sớm được cải tạo, chỉnh trang cũng chiếm số lượng không nhỏ. Do bị xuống cấp nên đây chỉ là những không gian “nhàn nhạt”, thiếu bản sắc kiến trúc cảnh quan, thiếu tính thẩm mỹ và trang trí điểm nhấn đô thị, thiếu các tiện nghi sử dụng thiết yếu như nhà vệ sinh công cộng, bãi để xe…; một số hạng mục bị bong tróc nứt gãy, mất an toàn… Tổ chức không gian và thẩm mỹ thiếu kết nối với không gian kiến trúc cảnh quan và văn hóa bản địa, việc tiếp cận sử dụng người dân khó khăn. Điều đó dẫn tới việc ít người sử dụng, thậm chí để hoang. Nguy cơ hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí nguồn lực đầu tư, thiếu tính thẩm mỹ hấp dẫn, thiếu tiện nghi tác động tiêu cực đến kiến trúc cảnh quan đô thị và tâm lý người sử dụng và đặc biệt là mất an toàn cho người sử dụng. Cụ thể, tại Hà Nội điển hình là trường hợp của công viên Tuổi Trẻ, vườn hoa Nguyễn Trãi và vườn hoa Hà Đông…” – kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương cho biết.

Công viên Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) với diện tích 42.000m2 vốn được xem là một trong những lá phổi xanh của TP. Một thời, công viên Nghĩa Đô là niềm tự hào của người dân trên địa bàn quận, bởi hệ thống cây xanh cũng như khu vui chơi trẻ em được đầu tư bài bản, chất lượng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều hạng mục trong công viên đã xuống cấp nhưng chưa được cải tạo, sửa chữa...

Trên địa bàn TP Hà Nội có 63 công viên, vườn hoa phục vụ công ích do TP và UBND cấp quận/huyện quản lý theo phân cấp. Ngoài ra còn có các công viên, vườn hoa do các chủ đầu tư dự án tại các khu đô thị tự quản lý. Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU, ngày 6/9/2021 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025.

Trong danh sách các công viên, vườn hoa cần cải tạo, nâng cấp giai đoạn này thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm chiếm số lượng nhiều nhất, mỗi quận có 10 công viên, vườn hoa cần cải tạo, nâng cấp. Tiếp theo là quận Hoàng Mai (6), Hai Bà Trưng (5), Đống Đa (5)... Trong năm 2024, các quận tiếp tục hoàn thành 16 công viên, vườn hoa (dự kiến đạt khoảng 67% kế hoạch).

Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội đã vạch ra kế hoạch cụ thể như nâng cấp các công viên như Bách Thảo, công viên Thủ Lệ... Đồng thời, triển khai dự án đầu tư xây dựng, cải tạo công viên Đống Đa, Thống Nhất. Tại kỳ họp thứ 12, tổ chức đầu tháng 7/2023, HĐND TP Hà Nội thông qua chủ trương đầu tư hơn 886 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp công viên Thủ Lệ, công viên Bách Thảo và công viên Thống Nhất. Theo Sở Xây dựng TP Hà Nội, hiện các quận đã ban hành kế hoạch và thực hiện các bước đầu tư xây dựng... Đến nay, vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm) đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp. Vườn hoa Trúc Bạch (quận Ba Đình) đã hoàn thành cải tạo 3/5 điểm thuộc phường Ngũ Xã phục vụ phố ẩm thực kết hợp đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã.

Nên lồng ghép một số mục tiêu vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Báo cáo về công tác bàn giao, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP giai đoạn 2021-2025, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đối với 41/45 công viên, vườn hoa do các quận thực hiện, sau hơn 2 năm triển khai, về cơ bản các quận đã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai phù hợp với thực tế từng địa phương. Đến nay, các quận đã hoàn thành cải tạo 14 vườn hoa (đạt khoảng 31% kế hoạch). Trong năm 2024, các quận tiếp tục hoàn thành 16 công viên, vườn hoa (dự kiến đạt khoảng 67% kế hoạch). Đến năm 2025 dự kiến hoàn thành nốt 11 công viên, vườn hoa (đạt khoảng 91% kế hoạch).

Theo ông Dương Đức Tuấn, với 9 công viên xây dựng mới, giao các sở, ngành và UBND các quận, huyện phối hợp với nhà đầu tư tập trung hướng dẫn, xử lý, đôn đốc, tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc cụ thể thuộc lĩnh vực do mình quản lý. Với 111 công viên, vườn hoa lớn, nhỏ do các quận, huyện chủ động thực hiện, yêu cầu UBND các quận, huyện tập trung sớm hoàn thành công tác đầu tư từ nay đến năm 2025 để phục vụ người dân địa phương cũng như bổ sung thêm không gian cây xanh cho Thủ đô.

PGS. Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội: những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển hệ thống công viên, cây xanh của Hà Nội có thể được cải thiện khi chúng ta lồng ghép những mục tiêu này vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc bảo vệ và quan tâm đến công viên với tư cách thiết chế văn hóa cần phải xem là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, sáng tạo, bền vững và đáng sống. Chính vì thế, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nên đề cập đến tư cách thiết chế văn hóa của công viên có thể ảnh hưởng đến việc quan tâm và thúc đẩy giá trị văn hóa của các công viên trong quy hoạch và quản lý đô thị sau này. Để đảm bảo công viên không chỉ đáp ứng yêu cầu về môi trường, chức năng công cộng mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của Thủ đô, các cơ quan liên quan nên xác định công viên là một thiết chế văn hóa...

Đặc biệt, các thiết chế văn hóa là các không gian công cộng, dành cho cộng đồng, là nơi giao lưu văn hóa, văn nghệ, gắn kết cộng đồng, lan tỏa những giá trị văn hóa, nhưng một khi những mục đích căn bản đó không đạt được, thì đây là một sự lãng phí rất lớn. Việc bảo tồn và phát triển các công viên với tư cách thiết chế văn hóa không chỉ góp phần tạo nên một môi trường sống tốt hơn cho người dân mà còn giúp bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của TP, góp phần tạo nên một TP sáng tạo và phát triển bền vững.

Hà Nội: quyết tâm làm "sống lại" các công viên, vườn hoa
Hà Nội quyết tâm hồi sinh, làm “sống lại” các công viên, vườn hoa
Hiệu quả từ những công viên cộng đồng
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Ngày 22/1, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình tặng quà gia đình người có công, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Trong 2 ngày 21-22/1/2025, hơn 100 tình nguyện viên cùng người dân Hà Nội đã ra quân thực hiện chiến dịch “Kitchen God Day 2025 - Cứu dòng nước, Rước ông Táo”, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa phong trào thả cá, bảo vệ môi trường lòng sông, hồ.
Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sáng 21/1, Ban Thường vụ Quận đoàn - Thường trực Hội Liên hiệp thanh niên quận Hoàn Kiếm (TP hà Nội) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Ngày 23/1, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn TP.
Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Từ ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội đã triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông trong cộng đồng.
Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Tại khu vực đường Giải Phóng, gần Bến xe Giáp Bát, Bến xe Nước Ngầm, một số lái xe xuất bến thường cố tình chạy chậm đón khách và theo chiều ngược lại…
Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/1.
Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/1.
Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 21/1.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.
Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS & THPT Hồng Hà đã khẳng định được vị thế của một ngôi trường tiêu biểu, dẫn đầu trong công tác đào tạo chất lượng giáo dục. Song hành cùng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, những thành tựu nổi bật của trong các lĩnh vực học thuật và công tác từ thiện cũng nhận được sự quan tâm, chú trọng từ Ban lãnh đạo nhà trường, thể hiện rõ cam kết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và cộng đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động