Chủ nhật 02/02/2025 21:32

Việt Nam và Campuchia phối hợp chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 25/4, tại Hội trường tỉnh ủy Tây Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng (Xăm-đéc Cro-la-hom Xo Khêng) đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 12.
Việt Nam và Campuchia phối hợp chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng

Trước đó, trong khuôn khổ Hội nghị, từ ngày 23-24/4/2023, các quan chức cấp cao hai bên đã có các phiên họp chuẩn bị cho Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, hai Phó Thủ tướng vui mừng ghi nhận kể từ Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 11 (tháng 10/2021) đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức do đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, hai nước vẫn duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp và phối hợp chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực và ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, trong đó có các tỉnh giáp biên giới.

Hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao và triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác quan trọng, trong đó có Kỳ họp lần thứ 20 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật (tháng 3/2023 tại Hà Nội).

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những điểm sáng trong quan hệ hai bên. Thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh mẽ, đạt trên 10,57 tỷ USD trong năm 2022, tăng gần 11% so với năm 2021.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia (sau Trung Quốc và Mỹ) và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN. Đến nay, Việt Nam có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia.

Đặc biệt, Campuchia đứng thứ 2 trong số 79 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài. Hợp tác trên các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, năng lượng, kết nối giao thông, nông lâm ngư nghiệp, giáo dục đào tạo, văn hóa, thông tin, du lịch… ngày càng được thúc đẩy tích cực. Hai nước phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động trọng thể chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia kỷ niệm 55 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967 - 24/6/2022).

Hợp tác giữa các tỉnh biên giới hai nước tiếp tục được thúc đẩy toàn diện, đạt nhiều kết quả tích cực. Chính quyền và Nhân dân các tỉnh biên giới thường xuyên trao đổi đoàn, duy trì các kênh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội.

Các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương hai nước đã chung tay hợp tác, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới. Thương mại biên giới ngày càng phát triển sôi động. Hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia nhân dịp chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Phạm Minh Chính (tháng 11/2022) nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại song phương. Các cặp cửa khẩu từng bước được nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan.

Trao đổi về phương hướng hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới, hai bên nhất trí các bộ, ngành, địa phương liên quan hai nước cần tiếp tục phối hợp hoàn thiện và xây dựng các khuôn khổ pháp lý và cơ chế hợp tác phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các tỉnh giáp biên.

Hai bên tái khẳng định giữ vững nguyên tắc không cho phép lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này làm phương hại đến lợi ích của nước kia; phối hợp chặt chẽ để thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp lý liên quan đến công tác biên giới đất liền; tích cực tuyên truyền, phổ biến các thông tin liên quan để người dân và chính quyền các tỉnh biên giới tiếp tục củng cố, xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Hai bên nhất trí tiếp tục đầu tư phát triển hiệu quả hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nước, trong đó bao gồm việc mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu đã thống nhất; thúc đẩy việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở giao thông kết nối hai bên biên giới và kết nối khu vực cửa khẩu với các trung tâm kinh tế lớn của mỗi nước.

Hai bên quyết tâm duy trì tăng trưởng thương mại song phương nói chung và các hoạt động biên mậu nói riêng, thúc đẩy triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại biên giới (ký tháng 11/2022) và khuyến khích doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội cùng phát triển Đặc khu kinh tế Campuchia - Việt Nam ở các tỉnh Campuchia giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.

Hai bên khuyến khích các tỉnh biên giới tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên nước và khí tượng, năng lượng, giáo dục, công tác xã hội, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, tư pháp, thông tin, truyền thông…, cũng như tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa các Mặt trận, các hội và đoàn thể hai bên.

Hội nghị diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Kết thúc Hội nghị, hai bên đã thông qua hai văn kiện gồm Báo cáo trung tâm và Thông cáo chung của Hội nghị.

Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 13 dự kiến sẽ được tổ chức tại Campuchia trong năm 2024.

Truy tố các bị can trong vụ "chuyến bay giải cứu": Khắc phục 52 tỷ đồng và 460.000 USD
Việt Nam bày tỏ quan điểm về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
Nga đưa ra động thái “trả đũa” mới nhất với Đức
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động