Thứ sáu 24/01/2025 07:22

Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Lời khai của người giúp sức cho bị cáo Thành

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giữ vai trò giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành trong vụ án cấu kết với ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 1977, Hoàng Mai) cho rằng mình chỉ giúp Thành chứ không được hưởng lợi gì.
Vụ
Toàn cảnh phiên xét xử Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết cùng nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Chiều 10/3, sau một ngày công bố cáo trạng, TAND Hà Nội đã chuyển sang phần xét hỏi Nguyễn Thị Hà Thành (sinh năm 1984, ở quận Hai Bà Trưng) cùng 25 bị cáo khác trong vụ cấu kết chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của 3 chi nhánh các Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng (PVcomBank).

Bị cáo buộc giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành, chiếm đoạt của ngân hàng NCB, PVC và VAB tổng số tiền là 271, 357 tỷ đồng, nhưng khi trả lời trước HĐXX, Nguyễn Thanh Tùng cho rằng bản thân không được hưởng lợi gì.

Theo cáo trạng, năm 2010, Nguyễn Thanh Tùng tham gia thành lập Công ty TNHH Eurocell Việt Nam (Công ty Eurocell), do Phạm Thanh Hải là giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Năm 2012, do mâu thuẫn nội bộ, anh Hải đã bàn giao hồ sơ pháp nhân, con dấu công ty Eurocell cho Tùng để làm thủ tục giải thể, song Tùng không thực hiện. Năm 2015, Công ty Eurocell đã bị thu hồi mã số thuế. Năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội thu hồi giấy phép kinh doanh của Công ty, tuy nhiên Tùng vẫn giữ hồ sơ, con dấu.

Cáo trạng cũng xác định, Tùng đã có hành vi cùng Thành sử dụng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các Hợp đồng hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với Công ty Eurocell và Công ty TNHH Thương Mại Hoàng Nguyên, ký giả chữ ký của người khác, giúp Thành chiếm đoạn của NCB tổng số tiền 47,5 tỷ đồng.

Với thủ đoạn tương tự, Tùng giúp Thành chiếm đoạt của Pvcombank số tiền 49,4 tỷ đồng, của VAB số tiền 174,457 tỷ đồng.

Trước những cáo buộc trên, Nguyễn Thanh Tùng cho rằng việc vay bằng tài sản thế chấp với pháp nhân trên là hợp lý. Ngoài ra, Tùng từng nhiều lần vay tiền cho Hà Thành và đều được nhân viên các ngân hàng duyệt hồ sơ. Do đó, Tùng đồng ý giúp đối phương song "không hưởng lợi gì".

Vụ án đã kéo dài hơn 4 năm, trước đó tòa án từng 3 lần đưa ra xét xử nhưng trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Viện KSND TP Hà Nội cũng nhiều lần trả hồ sơ vụ án.

Những lần trả hồ sơ ấy, cơ quan tố tụng yêu cầu làm rõ vai trò của ông Đặng Nghĩa Toàn (người gửi tiền tiết kiệm tại ba ngân hàng) có đồng phạm với Nguyễn Thị Hà Thành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không; và thực chất, quan hệ vay nợ của Thành và ông Toàn ra sao; hồ sơ vụ án cũng chưa làm rõ được tổng số tiền lãi ông Toàn nhận từ Thành và số tiền lãi Thành nhận từ các ngân hàng là bao nhiêu.

Hôm nay xét xử Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết với nhân viên ngân hàng lừa đảo 433 tỷ đồng Hôm nay xét xử Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết với nhân viên ngân hàng lừa đảo 433 tỷ đồng
Vụ Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Thủ đoạn lừa đảo diễn ra như thế nào?
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động