Thứ hai 19/05/2025 09:05

Vụ triệt phá 100 tấn thuốc và thực phẩm chức năng giả dưới góc nhìn pháp lý

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các đối tượng đã khai nhận hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020 và bán cho các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc. Hành vi của các đối tượng sẽ bị xử lý nghiêm.
Một số thực phẩm chức năng giả công an thu được trong đường dây. Ảnh: CATP Hà Nội.
Một số thực phẩm chức năng giả công an thu được trong đường dây. Ảnh: CATP Hà Nội.

Thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội) về hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm.

Cùng bị khởi tố tội danh trên còn có Lương Thị Yến (SN 1990, trú tại xã Nham Biền, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) và 4 nhân viên là Nguyễn Văn Đức (SN 1995, trú tại xã Phú Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), Nguyễn Thành Tâm (SN 2000, trú tại xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), Nguyễn Hữu Tuấn (SN 1978, trú tại xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), Nguyễn Thành Tâm (SN 1978, trú tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội).

Theo điều tra, Phạm Ngọc Tiến đã chỉ đạo kế toán công ty là Lương Thị Yến thành lập 17 công ty có chức năng nhập khẩu, phân phối hàng hóa trong nước. Thời gian đầu, Tiến nhập các loại thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất về phân phối trong nước. Khi thấy thị trường phản hồi tốt, bán được nhiều hàng nên Tiến đã nảy sinh ý định sản xuất, gia công hàng trong nước, lấy thương hiệu của nước ngoài để bán.

Bản thân là dược sỹ nên Phạm Ngọc Tiến tự tạo ra công thức của các sản phẩm, sau đó mua vật liệu trong nước và giao cho nhân viên không có trình độ, bằng cấp tự phối trộn thành viên nang, đóng gói thành các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...

Đối tượng Phạm Ngọc Tiến thời điểm bị bắt. Ảnh: Công an cung cấp.
Đối tượng Phạm Ngọc Tiến thời điểm bị bắt. Ảnh: Công an cung cấp.

Các đối tượng mua nguyên vật liệu trong nước rồi chuyển về xưởng sản xuất hàng giả do Tiến thành lập tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và thành lập Công ty in Âu Việt tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để in màng nhôm phục vụ ép vỉ sản phẩm. Các loại vỏ lọ do Nguyệt đặt mua trên mạng. Các loại vỏ hộp, Nguyệt chuyển bản thiết kế để đặt in tại các cơ sở in trên địa bàn TP Hà Nội.

Ngày 7/5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội đã đồng loạt tổ chức khám xét khẩn cấp 15 điểm liên quan đến ổ nhóm này là nơi sản xuất, gia công, cất giấu, tiêu thụ hàng hóa ở nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc.

Tang vật thu giữ tại các địa điểm gồm: 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp, 28.531 hộp thực phẩm chức năng; 34.822 lọ thực phẩm chức năng; 38.935 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng; 8.535 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả, tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả (khoảng hơn 100 mã sản phẩm khác nhau).

Tất cả các nhãn mác trên sản phẩm này đều được ghi bằng tiếng nước ngoài, thể hiện hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài. Ngoài ra còn nhiều điện thoại, máy tính, ổ cứng các loại…

Mở rộng xác minh xác định, các công ty của Tiến và Nguyệt đã xuất bán hàng hóa cho hàng trăm đơn vị, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc. Phòng Cảnh sát kinh tế đã tổ chức thu hồi tại nhiều tỉnh thành với nhiều loại mẫu mã sản phẩm khác nhau.

Tại cơ quan công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020 và bán cho các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc. Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội đang tập trung mở rộng điều tra, củng cố tài liệu chứng cứ để xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan theo quy định của pháp luật.

Chế tài pháp lý xử lý các đối tượng

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, với các chứng cứ, tài liệu thu thập được, Cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với các đối tượng để tiến hành điều tra về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm” theo quy định tại Điều 193, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 193, Bộ luật Hình sự quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tù từ 2 đến 5 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như: thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên… sẽ bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, toàn bộ số hàng hóa là thực phẩm giả sẽ bị thu giữ và tiêu hủy, số tiền thu lợi bất chính bị tịch thu để sung vào công quỹ Nhà nước.

Bên cạnh đó, tội danh này còn xử lý với pháp nhân thương mại nên Cơ quan điều tra sẽ xem xét có thể khởi tố cả đối với các pháp nhân thương mại phạm tội để xử lý theo quy định tại Điều 193, Bộ luật Hình sự hay không?

Theo luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ phương thức, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng, làm rõ hành vi, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý.

Đồng thời, làm rõ quá trình hoạt động của các đối tượng từ khi thành lập doanh nghiệp, xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, điều kiện hoạt động, giấy phép lưu hành sản phẩm, công bố sản phẩm, đến hoạt động xuất nhập khẩu, kê khai nộp thuế, quá trình kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm… của cơ quan chức năng xem có sự bao che cho hành vi vi phạm của các đối tượng hay không để xử lý triệt để vụ án.

Từ phân tích trên, vị chuyên gia cho biết, trường hợp bị chứng minh có tội, tùy tính chất mức độ của hành vi mà các đối tượng trong vụ án có thể đối mặt với các khung hình phạt nêu trên.

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, chiều 18/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đang phối hợp với Công an TP Hà Nội để xác minh, làm rõ các sản phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm vụ thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả dán mác nhập ngoại
Thực phẩm chức năng giả: thách thức quản lý và giải pháp bảo vệ người tiêu dùng
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bắt "ông trùm" Nguyễn Công Huân, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt "ông trùm" Nguyễn Công Huân, thu giữ nhiều súng đạn

Ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố 32 bị can về các hành vi mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy xảy ra tại tỉnh Tiền Giang và Long An do đối tượng Nguyễn Công Huân cầm đầu.
Vụ triệt phá 100 tấn thuốc và thực phẩm chức năng giả dưới góc nhìn pháp lý

Vụ triệt phá 100 tấn thuốc và thực phẩm chức năng giả dưới góc nhìn pháp lý

Các đối tượng đã khai nhận hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020 và bán cho các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc. Hành vi của các đối tượng sẽ bị xử lý nghiêm.
Công an Hải Phòng cảnh báo cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền để chứng minh trong sạch

Công an Hải Phòng cảnh báo cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền để chứng minh trong sạch

Ngày 18/5, Công an TP Hải Phòng đưa ra cảnh báo về việc giả danh cơ quan tư pháp yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để chứng minh trong sạch.
Xem xét kháng cáo của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng

Xem xét kháng cáo của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng

Sáng 15/5, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xem xét các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963), Lê Thanh Vân (SN 1964) - đều là cựu Đại biểu Quốc hội; Nguyễn Văn Vương, SN 1976, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước.
Đề nghị mức án với các bị cáo trong vụ khai thác đất hiếm tại Yên Bái

Đề nghị mức án với các bị cáo trong vụ khai thác đất hiếm tại Yên Bái

Theo Viện kiểm sát Nhân dân, cựu Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Nguyễn Linh Ngọc không bị tác động hay nhận bất kỳ lợi ích gì từ doanh nghiệp. Bị cáo tin tưởng vào việc công ty sẽ thực hiện đúng quy định và các cam kết…
Cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương khóc nức nở trước toà

Cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương khóc nức nở trước toà

Mặc dù nhiều lần Hội đồng xét xử (HĐXX) nhắc nhở, động viên bị cáo kiềm chế cảm xúc, tuy nhiên cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn vẫn nức nở, nói không tròn câu khi trả lời thẩm vấn.
Lực lượng 141 tiếp tục hoạt động chuyên sâu, linh hoạt và hiệu quả

Lực lượng 141 tiếp tục hoạt động chuyên sâu, linh hoạt và hiệu quả

Sau 5 tháng hoạt động, từ ngày 10/12/2024 đến 10/5/2025, 54 Tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141 để dừng xe, kiểm tra người đi đường.
Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Cán bộ Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp Công an phường Khương Mai cùng quần chúng nhân dân đã kịp thời khống chế đối tượng tấn công người đi đường.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động