Thứ năm 23/01/2025 14:02

Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC: VKSND lùi thời gian luận tội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Do cần làm rõ thêm một số tình tiết, nên phiên luận tội cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được lùi sang chiều 26/7.
Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC: VKSND lùi thời gian luận tội
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tại phiên xét xử. Ảnh: N.N

Sáng 25/7, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục làm việc. Dự kiến, phiên toà sẽ tiếp tục với phần tranh tụng.

Tuy nhiên mới vào đầu phiên xét xử, đại diện VKSND đã đề nghị HĐXX quay lại xét hỏi đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết về phương án khắc phục hậu quả vụ án. VKSND ghi nhận trước ngày khai mạc phiên tòa, ông Quyết và gia đình đã nộp tổng cộng hơn 200 tỷ đồng - khoảng 5% trong toàn bộ thiệt hại vụ án trên 4.300 tỷ đồng.

Trả lời VKSND trước toà, bị cáo Quyết trả lời, từ khi bị bắt, bị tạm giam với tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, ông biết mình phải khắc phục khoản tiền hơn 700 tỷ đồng.

Thời điểm đó, bị cáo đã trao đổi với Cơ quan điều tra sẽ trả khoản tiền này bằng cách bán hãng hàng không Bamboo. Dự kiến việc bán này vừa đủ khắc phục.

Nhưng sau khi bị khởi tố tội "Thao túng thị trường chứng khoán", bị cáo Quyết lại tiếp tục bị khởi tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, số tiền mà tội danh này ông Quyết phải chịu trách nhiệm lên tới hơn 3.600 tỷ đồng.

Cựu chủ tịch FLC cho biết, đã quyết định dùng toàn bộ tài sản cá nhân gây dựng 20 năm để khắc phục tối đa hậu quả. Ngoài các bất động sản đang bị kê biên tại Hà Nội, ông Quyết nói có 30% cổ phần tại tập đoàn FLC, mong muốn được bán.

Sau phần trả lời của ông Trịnh Văn Quyết, đại diện VKSND đề nghị cần thêm thời gian trước khi luận tội. Do đó, HĐXX cho tạm dừng phiên toà, sẽ tiếp tục phần tranh tụng vào chiều 26/7.

Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC: VKSND lùi thời gian luận tội
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến toà. Ảnh: Q.A

Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Quyết luôn khẳng định mình "tôn trọng, đồng ý với cáo trạng" về việc truy tố bị cáo ở 2 tội "Thao túng thị trường chứng khoán", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng thừa nhận mình chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế và một số bị cáo khác trong việc nâng khống vốn Công ty Faros từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng. Sau đó niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán và hưởng lợi hơn 3.000 tỷ đồng. Đối với hành vi thao túng, bị cáo Quyết nhắc lại "thừa nhận hành vi mô tả trong cáo trạng".

Về mục đích của việc lừa đảo như chất vấn của HĐXX, bị cáo Quyết khẳng định: "Chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư". Bị cáo khai, bản thân có chủ trương mua công ty về xây dựng, bởi luôn luôn mong muốn có một công ty xây dựng để phục vụ cho công việc của Tập đoàn FLC. Nếu công ty này làm tốt hơn, khi đó sẽ làm cho các đơn vị ngoài tập đoàn.

Kết thúc thẩm vấn trong khoảng 8 phút, chủ tọa hỏi cựu Chủ tịch FLC có ý kiến ra sao đối với 2 tội danh cơ quan công tố cáo buộc. Lúc này, ông Quyết nói: "Về tội danh mong HĐXX xem xét, bị cáo chấp nhận phán quyết của tòa. Còn về hành vi, cáo trạng đã mô tả".

Về việc nhiều bị cáo trong đó có Trịnh Thị Minh Huế khai việc nâng khống vốn, đưa cổ phiếu niêm yết lên sàn chứng khoán do Trịnh Văn Quyết chỉ đạo. "Bị cáo không có ý kiến gì", bị cáo Quyết khẳng định.

Xét xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC: cổ đông muốn ông Quyết mua lại cổ phiếu Xét xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC: cổ đông muốn ông Quyết mua lại cổ phiếu

Tại toà, trong phần trình bày nguyện vọng, các bị hại mong muốn cổ phiếu ROS tiếp tục được niêm yết trên sàn chứng khoán. ...

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động