Thứ năm 23/01/2025 06:28

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 5/11, người dân Mỹ đã bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu ra vị tổng thống tiếp theo trong một cuộc đua cực kỳ sít sao và khó đoán định.
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: NYT
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: NYT

Số lượng phụ nữ Mỹ gốc Phi tại Thượng viện dự kiến sẽ tăng gấp đôi

CNN đưa tin cuộc bầu cử năm nay sẽ đi vào lịch sử khi số lượng phụ nữ gốc Phi có ghế tại Thượng viện có thể sẽ tăng gấp đôi.

Ứng viên đảng Dân chủ Angela Alsobrooks đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện ở bang Maryland trước đối thủ đảng Cộng hòa là cựu Thống đốc Larry Hogan. Bà Alsobrooks là Thượng nghị sĩ da đen đầu tiên của tiểu bang này.

NBC News dự đoán ứng viên đảng Dân chủ Lisa Blunt Rochester sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ tại bang Delaware. Bà sẽ là phụ nữ da đen da màu đầu tiên đại diện cho tiểu bang của mình tại Thượng viện Mỹ.

Ông Ted Cruz đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Colin Allred để giành ghế Thượng viện tại bang Texas.

Đương kim Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện tại Texas trước đối thủ Dân chủ Colin Allred. Ông Cruz là Thượng nghị sĩ tại Texas từ năm 2013.

Ông Trump chiến thắng tại bang Texas

The Theguardian, cựu Tổng thống Donald Trump đã giành chiến thắng tại bang Texas và có được 40 phiếu đại cử tri của tiểu bang đông dân này.

Đây là chiến thắng lớn nhất của ông trong đêm nay, và hoàn toàn nằm trong dự đoán, vì Texas là thành trì của đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ đang nuôi hy vọng về một chiến thắng bất ngờ trong cuộc đua vào Thượng viện, nơi dân biểu Colin Allred đang hy vọng sẽ đánh bại ứng cử viên Cộng hòa đương nhiệm Ted Cruz.

Các trợ lý của ông Trump lạc quan vào chiến thắng tại Florida

Các trợ lý của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang bày tỏ sự tự tin vào cơ hội của họ tại bang Florida dựa trên một số kết quả ban đầu, đồng thời kỳ vọng ông Trump giành chiến thắng ở một số quận quan trọng tại bang này.

Trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Trump đã để thua Tổng thống Joe Biden ở quận Miami-Dade bảy điểm. Năm nay, ông Trump hiện đang dẫn trước Kamala Harris 12 điểm - một sự thay đổi đáng chú ý mà các trợ lý của Trump coi là động lực có lợi cho ông.

Ông Trump đang thắng ở Bắc và Nam Dakota, Louisiana, và Wyoming.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris thắng ở thành trì của đảng Dân chủ là New York.

Ông Trump giành lợi thế ở bang chiến trường Georgia, bà Harris chiến thắng liên tiếp

Ông Trump thắng ở bang nhà Florida và các bang Tennessee, Oklahoma, Nam Carolina và Missouri, giành thêm lần lượt 30, 11, 7, 9, và 10 phiếu đại cử tri. Trong khi đó, bà Harris giành được Massachusetts, Maryland, Connecticut, Rhode Island với lần lượt 11, 10, 7 và 4 phiếu đại cử tri.

Cựu Tổng thống Mỹ cũng dẫn trước ở bang chiến trường Georgia với tỷ lệ 55,7% so với 43,8%, trong khi mới có 65% phiếu bầu được kiểm tại đây.

Kết thúc bỏ phiếu ở bang chiến trường quan trọng

Hàng chục điểm bỏ phiếu đang dần đóng cửa ở một số bang, bao gồm cả bang chiến trường quan trọng như Pennsylvania và Florida.

Theo CNN, Pennsylvania là tiểu bang chiến trường quan trọng nhất của cuộc bầu cử năm 2024. Cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều biến 19 phiếu đại cử tri của tiểu bang này thành trọng tâm trong đường đua.

Năm 2016, ông Trump là thành viên đảng Cộng hòa đầu tiên giành chiến thắng tại Pennsylvania kể từ George H.W. Bush năm 1988, giành chiến thắng tại tiểu bang này với hơn 44.000 phiếu bầu. Năm 2020, ông Joe Biden, người bản xứ Pennsylvania, đã lật ngược tình thế, giành chiến thắng với hơn 80.000 phiếu bầu.

Những kết quả ban đầu – ông Trump giành được Indiana, Kentucky; bà Harris chiến thắng ở Vermont

Các phương tiện truyền thông Mỹ tuyên bố ông Donald Trump là người chiến thắng ở Indiana, giành được 11 phiếu đại cử tri, và dẫn đầu ở Kentucky. Trong khi đó, bà Kamala Harris được dự đoán sẽ giành chiến thắng ở Vermont với ba phiếu. Việc bỏ phiếu ở các tiểu bang này sẽ kết thúc lúc 7h tối giờ địa phương, trùng với thời điểm ở Georgia.

Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri ban đầu của CNN cho thấy 46% cử tri có quan điểm tích cực về bà Harris, so với 42% dành cho ông Trump. Gần một nửa cho rằng ông Trump quá cực đoan, trong khi khoảng 36% cho rằng bà Harris quá cực đoan. Khoảng 50% sẽ cảm thấy lạc quan nếu bà Harris thắng, nhưng hơn 30% lo ngại trước chiến thắng của ông Trump.

Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu của NBC News cho thấy tỷ lệ ủng hộ Trump trong số các cử tri da trắng đã giảm xuống còn 49%, trong khi tỷ lệ này tăng nhẹ trong số các cử tri da đen và gốc La tinh. Tại Milwaukee, 30.000 lá phiếu vắng mặt sẽ được kiểm lại thông qua các máy kiểm phiếu do cửa không đóng đúng cách.

Đảng Cộng hòa dẫn trước về số phiếu bầu sớm ở bang Arizona

Theo thống kê từ Phòng nghiên cứu bầu cử của Đại học Florida (Mỹ), đảng Cộng hòa đang nắm giữ lợi thế sau vòng bỏ phiếu sớm ở Arizona, với hơn 40% số phiếu bầu sớm thuộc về các cử tri đảng Cộng hòa, so với 32% của đảng Dân chủ.

Biểu đồ thống kê số tổng số phiếu bầu sớm tại bang Arizona, tính đến ngày 4/11. Nguồn: Phòng nghiên cứu bầu cử của Đại học Florida
Biểu đồ thống kê số tổng số phiếu bầu sớm tại bang Arizona, tính đến ngày 4/11. Nguồn: Phòng nghiên cứu bầu cử của Đại học Florida

Trong khi đó, các cử tri độc lập chiếm gần 27% số phiếu bầu sớm. Sự lựa chọn của họ có thể mang tính quyết định trong cuộc đua vào Nhà Trắng hứa hẹn đầy sít sao này, đặc biệt là ở một tiểu bang bị ảnh hưởng bởi tình trạng vượt biên k

Trục trặc phần mềm kiểm phiếu, địa phương ở Pennsylvania kéo dài thời hạn bỏ phiếu thêm 2 tiếng

Một tòa án ở bang Pennsylvania đã chấp thuận yêu cầu của giới chức bầu cử Quận Cambria về việc kéo dài thời hạn bỏ phiếu đến 10 giờ tối (giờ miền Đông nước Mỹ) sau khi một sự cố phần mềm làm gián đoạn quá trình quét phiếu bầu.

Việc gia hạn cho phép cử tri có thêm thời gian để quay lại bỏ phiếu sau sự cố phần mềm xảy ra trước đó trong ngày. Các lá phiếu được bỏ sau hạn chót ban đầu 8 giờ tối (giờ miền Đông nước Mỹ) sẽ được tính là phiếu tạm thời.

Trước đó, các ủy viên hội đồng bầu cử Quận Cambria đã đệ đơn yêu cầu kéo dài khẩn cấp thời hạn bỏ phiếu sau khi xảy ra sự cố phần mềm ảnh hưởng đến quá trình quét phiếu bầu, gây nguy cơ tước quyền bỏ phiếu của một số lượng lớn cử tri.

Sự cố trang web tra cứu cử tri tại Florida

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) tại Florida thông báo rằng trang web tra cứu cử tri của bang đã gặp sự cố, gây khó khăn cho cử tri trong việc tìm kiếm thông tin về tình trạng đăng ký hoặc địa điểm bỏ phiếu. Mặc dù vấn đề này không ảnh hưởng đến quá trình kiểm đếm và tổng hợp phiếu bầu, nhưng có thể gây ra sự bất tiện cho cử tri trong ngày bầu cử.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ tại Florida khuyến nghị cử tri liên hệ trực tiếp với văn phòng giám sát bầu cử của quận mình để nhận được sự hỗ trợ và cập nhật thông tin về địa điểm bỏ phiếu trong thời gian trang web tạm thời không hoạt động.

Cựu tổng thống Donald Trump và phu nhân xuất hiện tại điểm bầu cử

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania Trump xuất hiện tại một điểm bầu cử ở thành phố Palm Beach, bang Florida (Mỹ). Ảnh: X
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania Trump xuất hiện tại một điểm bầu cử ở thành phố Palm Beach, bang Florida (Mỹ). Ảnh: X

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania Trump đã xuất hiện tại một điểm bầu cử ở thành phố Palm Beach, bang Florida (Mỹ) hôm 5/11.

Phát biểu trước báo giới, ông Trump cho biết "rất vinh dự" khi biết các cử tri đã xếp thành hàng dài để đợi bỏ phiếu. "Đây là chiến dịch tốt nhất", cựu tổng thống khẳng định.

Khi được hỏi về khả năng cả ông và Phó tổng thống Kamala Harris đều không đạt đủ 270 phiếu đại cử tri vào cuối đêm nay, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa nói rằng "Một điều như thế không bao giờ nên xảy ra", và bày tỏ mong muốn "đưa tất cả mọi người vào phòng bỏ phiếu, chúng tôi muốn có sự bao hàm lớn".

Cựu tổng thống 78 cũng cho biết ông cảm thấy "rất tự tin", đồng thời nói thêm rằng có vẻ như đảng Cộng hòa "đã xuất hiện với lực lượng hùng hậu". "Tôi nghe nói chúng tôi đang làm rất tốt", ông Trump nói.

FBI cảnh báo các video chứa thông tin sai lệch về ngày bầu cử

Trong một tuyên bố hôm 5/11, Cục điều tra Liên bang Mỹ cho hay đã nắm được thông tin về 2 đoạn video giả mạo thông cáo của cơ quan này nhằm tuyên truyền các thông tin sai lệch liên quan đến ngày bầu cử tổng thống.

Trong đó, video đầu tiên là "đoạn clip tin tức được dàn dựng, có nội dung giống với một cảnh báo khủng bố của FBI" nhằm thúc giục người dân Mỹ "bỏ phiếu từ xa" để tránh các mối đe dọa khủng bố nguy cơ cao tại các điểm bỏ phiếu.

Video thứ hai được dàn dựng dưới dạng một thông cáo báo chí của FBI, với nội dung cho biết "5 nhà tù ở các bang Pennsylvania, Georgia và Arizona đã gian lận phiếu bầu của tù nhân và thông đồng với một đảng phái chính trị".

FBI cảnh báo cả 2 video đều không xác thực, và nói thêm rằng "tính toàn vẹn của cuộc bầu cử là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi".

"Những nỗ lực lừa dối công chúng bằng nội dung sai lệch về các hoạt động và đánh giá mối đe dọa của FBI có mục đích phá hoại quá trình dân chủ của chúng ta và làm xói mòn lòng tin vào hệ thống bầu cử", cơ quan này cho biết thêm.

Kết quả khảo sát: Ông Trump dẫn trước, nhưng các bang chiến địa sẽ mang tính quyết định

Biểu đồ dự đoán số phiếu đại cử tri của các ứng viên tổng thống theo số liệu thăm dò của Real Clear Polling.
Biểu đồ dự đoán số phiếu đại cử tri của các ứng viên tổng thống theo số liệu thăm dò của Real Clear Polling.

Theo số liệu của Real Clear Polling, ứng cử viên tổng thống/phó tổng thống Donald Trump và JD Vance đang dẫn trước với 219 phiếu đại cử tri so với chỉ 211 phiếu của cặp đôi Kamala Harris, Tim Walz bên phía đảng Dân chủ.

Các bang chiến địa như Pennsylvania, Georgia và Wisconsin, với tổng cộng 108 phiếu đại cử tri, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chiến thắng của bất kỳ ứng viên tổng thống nào trong năm nay.

Ngập lụt gây khó khăn cho việc bầu cử ở Missouri

Cử tri tham gia bầu cử tại Missouri. Ảnh: TNYT
Cử tri tham gia bầu cử tại Missouri. Ảnh: TNYT

Ngập lụt đã khiến một điểm bầu cử tại Missouri mất điện, làm một điểm khác khó tiếp cận và đóng cửa hàng chục con đường trong bang.

Mưa đã trút xuống một số khu vực trong hai ngày qua, với độ sâu khoảng 18 cm. Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia đã ban hành các cảnh báo về ngập lụt và ngập lụt nhanh cho nhiều khu vực trong bang, kéo dài từ góc Tây Nam đến khu vực St. Louis ở phía Đông.

Ngập lụt đã khiến một số tài xế bị mắc kẹt trong xe của họ và làm gián đoạn dịch vụ xe buýt trên nhiều tuyến đường tại khu vực St. Louis.

Tại hạt Jefferson, phía nam St. Louis, văn phòng cảnh sát trưởng đã cảnh báo trong một thông cáo báo chí rằng một điểm bầu cử không thể tiếp cận được với nhiều người do ngập lụt.

Ở hạt St. Louis, thời tiết đã làm ngập thiết bị điện ở một khu ngoại ô, gây mất điện tại một nhà thờ, nơi đang được sử dụng làm điểm bầu cử, theo báo St. Louis Post-Dispatch. Các nhân viên bầu cử tại đây hiện đang diều hành điểm bầu cử cùng sự giúp đỡ của máy phát điện.

Dù gặp nhiều trở ngại, nhiều cử tri vẫn xếp hàng dưới mưa để bỏ phiếu của mình.

Dự báo kết quả quyền kiểm soát Hạ viện có thể kéo dài

Dân biểu Suzan DelBene, lãnh đạo chiến dịch vận động của Đảng Dân chủ tại Hạ viện, cho biết quá trình xác định đảng nào kiểm soát Hạ viện có thể mất một tuần hoặc lâu hơn, chủ yếu là do số lượng lớn phiếu bầu qua thư.

Bà DelBene cảnh báo kết quả có thể kéo dài tương tự như cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, khi phải mất tám ngày để biết đảng nào chiến thắng tại Hạ viện. Một số cuộc đua có thể rất sít sao, đặc biệt là ở những bang nhận phiếu bầu có dấu bưu điện vào ngày bầu cử, như tiểu bang Washington của bà.

Bà DelBene nhấn mạnh quá trình này có thể đòi hỏi khá nhiều thời gian, và Đảng Dân chủ đã chuẩn bị tinh thần cho khả năng chậm trễ.

Trong cuộc bầu cử lần trước, kết quả kiểm soát Hạ viện chỉ được xác định vào ngày 16/11/2022, khi Đảng Cộng hòa giành được Hạ viện với khoảng cách nhỏ, chỉ hơn 6.675 phiếu bầu.

Michigan khởi đầu ngày bầu cử suôn sẻ

Ngày bầu cử tại Michigan, một bang chiến trường quan trọng, đã khởi đầu suôn sẻ, theo thông tin từ văn phòng Bộ trưởng Ngoại giao Jocelyn Benson.

Người dân đi bỏ phiếu ở TP Detroit, bang Michigan vào thứ Ba. Ảnh: CNN
Người dân đi bỏ phiếu ở TP Detroit, bang Michigan vào thứ Ba. Ảnh: CNN

Các quan chức cho biết không có báo cáo về sự cố lớn liên quan đến việc bỏ phiếu hay tình trạng xếp hàng kéo dài, cũng như không có vấn đề gì do thời tiết gây ra.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8.000 lá phiếu vắng mặt được gửi đi, và hơn 820 cử tri đã đăng ký bỏ phiếu trực tiếp thông qua hệ thống đăng ký cử tri trong ngày của Michigan. Tổng cộng, hơn 3,3 triệu cử tri tại Michigan đã tham gia bỏ phiếu, đạt tỷ lệ 45,8% so với tổng số cử tri đã đăng ký.

Kéo dài thời gian bỏ phiếu tại Quận Cambria, Pennsylvania do "sự cố phần mềm"

Thời gian bỏ phiếu tại Quận Cambria, Pennsylvania đã được kéo dài sau khi xảy ra sự cố phần mềm ảnh hưởng đến quá trình quét phiếu bầu.

Hôm thứ Ba, Văn phòng Ủy viên Quận cho biết sự cố phần mềm trong Hệ thống bỏ phiếu điện tử của quận đã khiến cử tri không thể quét phiếu bầu của mình.

Các quan chức bầu cử khẳng định có các biện pháp xử lý để giải quyết tình huống này và kêu gọi cử tri không lo lắng khi đến bỏ phiếu. Hội đồng bầu cử quận đã đệ đơn lên tòa án để gia hạn thời gian bỏ phiếu và đưa các chuyên gia công nghệ thông tin đến để giải quyết sự cố phần mềm.

Tất cả các lá phiếu hợp lệ sẽ được bảo mật và kiểm đếm đầy đủ.

Một cử tri tại quận Geistown thuộc Quận Cambria, ông Dave Luciew, chia sẻ ông ngạc nhiên khi thấy điểm bỏ phiếu của mình vắng vẻ vào sáng nay và sau đó biết rằng nguyên nhân chính là do máy quét bị lỗi. Ông quyết định đợi đến khi thiết bị hoạt động trở lại để đảm bảo rằng lá phiếu sẽ được đếm chính xác.

Bộ Ngoại giao Pennsylvania đang phối hợp với các viên chức quận để khắc phục sự cố này. Phát ngôn viên Matt Heckel cho biết cử tri có thể tiếp tục bỏ phiếu bằng phiếu giấy trong khi vấn đề kỹ thuật được giải quyết.

Philadelphia: Kiểm phiếu nhanh hơn năm 2020.

Tại Philadelphia, Ủy viên thành phố Seth Bluestein thông báo việc kiểm phiếu năm 2024 sẽ diễn ra nhanh hơn so với năm 2020 nhờ các cải tiến trong quy trình. Thành phố đã bắt đầu kiểm phiếu qua thư ngay từ khi các điểm bỏ phiếu mở cửa và có thêm thiết bị để xử lý phong bì nhanh hơn. Bluestein dự đoán kết quả kiểm phiếu sẽ sớm hơn nhiều, thậm chí có thể hoàn thành phần lớn các lá phiếu qua thư trong vòng chưa đến bốn ngày như năm 2020.

Bluestein bày tỏ sự tin tưởng vào tính bảo mật của cuộc bầu cử năm nay, nhấn mạnh các cuộc bầu cử tại Philadelphia và toàn bang Pennsylvania sẽ được đảm bảo an toàn và công bằng.

Sức hút của ông Trump với cử tri trẻ vốn ủng hộ đảng Dân chủ

Ông Vivek Ramaswamy, cựu ứng cử viên tổng thống và là người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump, cho biết chiến dịch tranh cử của ông Trump đã thu hút sự chú ý lớn hơn từ các nhóm từng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, bao gồm cả người da màu, người gốc Tây Ban Nha và cử tri Gen Z.

Theo ông Ramaswamy, Gen Z được thúc đẩy bởi mong muốn tránh xa các cuộc xung đột nước ngoài và tránh Thế chiến thứ ba, phát triển kinh tế và giảm chi phí nhà ở - những vấn đề quan trọng nhất đối với giới trẻ nước Mỹ.

Ông Trump và bà Harris ở đâu trong ngày bầu cử?

Ứng viên Dân chủ Kamala Harris ở lại Washington D.C. trong ngày 5/11 và có thể tham gia các cuộc phỏng vấn qua vô tuyến. Trong khi đó, ứng viên đảng Cộng hòa Doland Trump dự định trở về biệt thự gia đình ở Florida, bỏ phiếu bầu trực tiếp và theo dõi kết quả từ đây cùng với đội ngũ của mình.

Theo CNN, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sẽ theo dõi kết quả bầu cử từ Nhà Trắng cùng Đệ nhất Phu nhân Jill Biden và các trợ lý thân cận, nhân viên cấp cao của Nhà Trắng.

Tại điểm bỏ phiếu ở TP New York. Ảnh: Telegraph
Tại điểm bỏ phiếu ở TP New York. Ảnh: Telegraph

AI dự đoán Harris thắng Trump

Theo trang web Semafor, một nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các doanh nhân Mỹ đã chỉ ra rằng ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris có nhiều khả năng thắng cử hơn đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024.

Nghiên cứu này, do công ty Aaru thành lập vào tháng 9, sử dụng AI để mô phỏng cử tri ở 7 bang dao động quan trọng gồm: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin, bằng cách xử lý dữ liệu nhân khẩu học và tạo ra hàng nghìn "cử tri ảo".

Theo dự đoán này, ông Trump có 73,3% cơ hội thắng ở Arizona, 62,1% ở North Carolina và 61,8% ở Georgia. Trong khi đó, Harris có 63,3% cơ hội thắng ở Michigan, 53,4% ở Nevada, 52,4% ở Pennsylvania và 50,9% ở Wisconsin.

Công ty Aaru do Cam Fink và Ned Koch, 19 tuổi, cùng với John Kessler, 15 tuổi, sáng lập. Các nhà sáng lập trẻ cho rằng hệ thống của họ có độ chính xác cao, giá thành rẻ hơn và nhanh hơn so với các phương pháp khảo sát truyền thống.

FBI cảnh báo sự can thiệp từ nước ngoài

Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 4/11, FBI, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) và Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở Hạ tầng (CISA), đã nhấn mạnh những nỗ lực can thiệp cuộc bầu cử từ nước ngoài nhằm làm suy yếu niềm tin của công chúng vào quá trình bầu cử và gieo rắc bất hòa giữa người dân Mỹ.

Giảng viên về chính trị Michael Frazer tại Đại học Glasgow, nói với Newsweek: “Tỷ lệ bỏ phiếu của người Mỹ ở nước ngoài dự kiến sẽ cao, vì đây được coi là một cuộc bầu cử rất quan trọng và khó đoán định. Kết quả có thể sẽ phụ thuộc vào một số lượng nhỏ phiếu bầu ở bang Pennsylvania hoặc một bang dao động khác. Phiếu bầu của người Mỹ ở nước ngoài sẽ được tính cho bang mà họ cư trú lần cuối, do đó những người từng sống ở các bang dao động đặc biệt coi trọng lá phiếu của mình”.

Các dữ liệu cập nhật cho thấy, hơn 81 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm bầu tổng thống. Dù vẫn ở thế giằng co, nhưng ứng viên Kamala Harris đang tạm dẫn trước đối thủ Donald Trump trong khảo sát mới.

Hãng tin BBC trích dẫn thống kê của Phòng nghiên cứu bầu cử thuộc Đại học Florida cho biết, tổng số cử tri tham gia bầu cử sớm trên toàn nước Mỹ tính đến ngày 4/11 đạt gần 81 triệu người, trong đó hơn 44,4 triệu người đi bầu trực tiếp và gần 37 triệu người đã bỏ phiếu qua thư.

Cử tri bỏ phiếu trong Ngày bầu cử Mỹ tại thị trấn Dixville Notch, bang New Hampshire, ngày 5/11/2024. Ảnh: Tass
Cử tri bỏ phiếu trong Ngày bầu cử Mỹ tại thị trấn Dixville Notch, bang New Hampshire, ngày 5/11/2024. Ảnh: Tass

Hôm 4/11, PBS News/NPR/Marist đã công bố kết quả cuộc khảo sát quốc gia cuối cùng trước tổng tuyển cử 5/11, hé lộ hai ứng viên tổng thống năm nay đang cạnh tranh rất gắt gao về tỷ lệ ủng hộ của cử tri.

Theo cuộc khảo sát trên, bà Harris hiện giành được tỉ lệ ủng hộ trên toàn quốc là 51%, hơn 4% so với cựu Tổng thống Trump (tỉ lệ ủng hộ là 47%).

Quan chức bầu cử Mỹ cảnh báo người dân trước các thuyết âm mưu

Các quan chức bầu cử trên khắp nước Mỹ, đặc biệt ở các bang chiến trường, cam kết duy trì tính trung thực của cuộc bỏ phiếu và kêu gọi cử tri không bị các thuyết âm mưu đánh lừa.

“Tại bang Georgia, việc bỏ phiếu rất dễ và việc gian lận rất khó” -Thư ký bang Georgia Brad Raffensperger nói hôm 4/11. “Hệ thống bầu cử của chúng tôi an toàn và đội ngũ của chúng tôi đã sẵn sàng cho cuộc bầu cử chính thức ngày 5/11”.

Trong chiến dịch tranh cử năm nay, ông Trump và các đảng viên Cộng hòa đã đưa ra những cáo buộc về “gian lận bỏ phiếu”, khiến những người ủng hộ ông tin rằng cuộc bầu cử là không hợp pháp nếu ông thua cuộc.

Phần lớn cử tri Mỹ đánh giá tích cực về trải nghiệm bỏ phiếu. Theo một khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, đa số cử tri tự tin rằng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra tốt đẹp, bất kể họ ủng hộ ứng viên nào. Tuy nhiên, người ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris tự tin hơn nhiều, với 90% cho rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra suôn sẻ, so với 57% người ủng hộ ông Trump. Những cử tri ủng hộ cựu Tổng thống Trump đặc biệt nghi ngờ liệu phiếu bầu vắng mặt và qua thư có được tính chính xác hay không.

Các điểm bỏ phiếu dần mở cửa

Tám bang đã mở cửa các điểm bỏ phiếu vào 6h sáng (giờ địa phương) bao gồm Connecticut, New Jersey, New York, New Hampshire và Virginia.

Cuộc bầu cử Mỹ thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Ảnh: CNN
Cuộc bầu cử Mỹ thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Ảnh: CNN

Tại Indiana và Kentucky, các điểm bỏ phiếu bắt đầu mở cửa lúc 6h sáng, nhưng một số điểm ở múi giờ miền Trung sẽ mở cửa lúc 7 giờ sáng.

Tại Maine, hầu hết các điểm bỏ phiếu đều mở cửa lúc 6h sáng, nhưng các thành phố có ít hơn 500 dân có thể mở cửa muộn nhất là 10h.

Cuộc đua ở Quốc hội

Cùng cuộc bầu cử Tổng thống, quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ cũng có khả năng lật ngược tại cả Hạ viện và Thượng viện trong sự kiện này.

Kết quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định người chiến thắng trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 5/11, có khả năng đưa ra các quyết sách điều hành như thế nào cho đến cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo vào năm 2026.

Các nhà phân tích phi đảng phái cho biết đảng Cộng hòa có cơ hội cao giành lại Thượng viện, nơi đảng Dân chủ nắm giữ đa số 51-49. Mặt khác, đảng Cộng hòa cũng có thể mất quyền kiểm soát Hạ viện, nơi đảng Dân chủ chỉ cần giành thêm bốn ghế để lấy lại quyền kiểm soát viện 435 ghế.

Cho đến nay, cử tri dường như chưa thể hiện sự ưu tiên rõ ràng cho bất kỳ đảng nào. Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng 10 cho thấy 43% cử tri đã đăng ký sẽ ủng hộ ứng cử viên Đảng Cộng hòa tại khu vực của họ, trong khi 43% sẽ ủng hộ ứng cử viên Đảng Dân chủ.

Thời tiết khắc nghiệt tại một số bang chiến trường

Một số bang chiến trường then chốt đang bị không khí lạnh kèm mưa gió lớn tấn công trong Ngày bầu cử. Một lượng mưa lớn đang đổ xuống từ miền Đông Texas đến biên giới Missouri-Illinois, bao gồm cả St. Louis. Những cơn bão di chuyển chậm qua các khu vực tương tự, mang theo cảnh báo lũ quét. Tình hình thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến những cử tri muốn đi bỏ phiếu sớm.

Mưa lớn tại các bang chiến trường như Wisconsin và Michigan được ghi nhận đã làm giảm nhẹ tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử trước đây. Wisconsin có vẻ là nơi có thời tiết tệ nhất trong bảy bang chiến trường, với cảnh báo bão nghiêm trọng cấp độ 1 từ Trung tâm Dự báo Bão.

Gen Z – bộ phận cử tri quan trọng

Tạp chí Columbia của Đại học Columbia cho biết, Gen Z chiếm hơn 40 triệu cử tri, bao gồm tám triệu cử tri mới trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay. Ảnh: India Today
Tạp chí Columbia của Đại học Columbia cho biết, Gen Z chiếm hơn 40 triệu cử tri, bao gồm tám triệu cử tri mới trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay. Ảnh: India Today

Cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều nhắm đến cử tri Gen-Z khi vận động trước thềm cuộc bầu cử, nhiều trong số này sẽ lần đầu đi bỏ phiếu trong hôm nay.

Tạp chí Columbia của Đại học Columbia cho biết, Gen Z chiếm hơn 40 triệu cử tri, bao gồm tám triệu cử tri mới.

Theo Aidan Kohn-Murphy, người sáng lập nhóm vận động Gen-Z for Change, không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của mạng xã hội đối với những cử tri này. Ông khẳng định với CNN rằng TikTok đã giúp cung cấp thông tin cho nhiều người trẻ về các ứng cử viên tổng thống và các chiến dịch của họ.

Các vấn đề chính đối với cử tri trẻ tuổi là "khí hậu, quyền sinh sản, bạo lực súng đạn và sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Biden đối với Israel".

Kết quả ở thị trấn bỏ phiếu sớm nhất

Công bố kết quả bầu cử ở thị trấn Dixville Notch. Ảnh: Getty
Công bố kết quả bầu cử ở thị trấn Dixville Notch. Ảnh: Getty

Bà Harris và ông Trump hiện giành kết quả 3-3 tại thị trấn Dixville Notch của New Hampshire, thị trấn đầu tiên mở và đóng điểm bỏ phiếu ngay sau nửa đêm ngày 5/11, theo truyền thống kéo dài hàng thập kỷ.

Hai ứng viên kết thúc chiến dịch vận động tranh cử

Bà Harris và chồng Doug Emhoff tại một cuộc vận động tranh cử ở Philadelphia, Pennsylvania, ngày 4 tháng 11 năm 2024. Ảnh: Reuters
Bà Harris và chồng Doug Emhoff tại một cuộc vận động tranh cử ở Philadelphia, Pennsylvania, ngày 4 tháng 11 năm 2024. Ảnh: Reuters

Các ứng cử viên đã tổ chức các sự kiện vận động tranh cử cuối cùng của họ tại các tiểu bang chiến trường vào đêm qua. Bà Harris đã kết thúc chiến dịch kéo dài 107 ngày tại Pennsylvania, trong khi ông Trump phát biểu tại Michigan — địa điểm ông chốt cho ba chiến dịch tranh cử tổng thống.

Ông Donald Trump tại một cuộc mít tinh ở Grand Rapids, Michigan, ngày 5 tháng 11 năm 2024. Ảnh: Reuters
Ông Donald Trump tại một cuộc mít tinh ở Grand Rapids, Michigan, ngày 5 tháng 11 năm 2024. Ảnh: Reuters

Quy trình bầu cử

Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều cần ít nhất 270 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng. Các bang chiến trường Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin được kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt quyết định ai giành được chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng.

Cụ thể, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump sẽ "phân chia thắng bại" tại các bang Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, ba bang tạo nên "bức tường xanh" mà ông Trump đã phá vỡ vào năm 2016 nhưng Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng vào năm 2020, và Arizona, Georgia, Nevada và North Carolina, bốn bang chiến trường của "Vành đai Mặt trời".

Kết quả sơ bộ sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa có thể không mang tính quyết định. Các bang tự quyết định thủ tục bầu cử của và thứ tự các bang kiểm phiếu sớm, phiếu bầu qua thư và phiếu bầu trong Ngày bầu cử.

Những mốc thời gian quan trọng

Ngày 5/11/2024: Ngày bầu cử

Cho đến cuối tháng 11: Có thể mất nhiều ngày để có kết quả bầu cử, đặc biệt là nếu kết quả sát nút và các lá phiếu gửi qua thư là một yếu tố.

Ngày 26/11/2024:

Ông Trump sẽ bị kết án trong một vụ án tiền bịt miệng ở Manhattan, nơi ông bị kết tội làm giả tài liệu để che giấu khoản thanh toán để bịt miệng một ngôi sao khiêu dâm. Việc tuyên án ban đầu dự kiến ​​diễn ra vào ngày 18/9. .

Ngày 17/12/2024:

Các đại cử tri thuộc Đại cử tri đoàn, họp tại các tiểu bang tương ứng của họ và Quận Columbia để bầu ra tổng thống và phó tổng thống.

Ngày 6/1/2025:

Phó Tổng thống Mỹ đương nhiệm Kamala Harris sẽ chủ trì phiên họp chung của Hạ viện và Thượng viện, trong đó tất cả các phiếu đại cử tri được kiểm đếm và người chiến thắng được tuyên bố.

Ngày 20/1/2025:

Tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức trên các bậc thang của Điện Capitol.

Bầu cử Mỹ 2024: siết chặt an ninh trước lo ngại bạo lực chính trị
Kết quả của điểm bỏ phiếu đầu tiên tại nước Mỹ là cân bằng
Bầu cử Mỹ 2024: cuộc đua khốc liệt giữa Donald Trump và Kamala Harris
KTĐT
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cháy khách sạn lúc sáng sớm khiến 10 người tử vong

Cháy khách sạn lúc sáng sớm khiến 10 người tử vong

Đài truyền hình quốc gia TRT của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/1 đưa tin ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 32 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại một khách sạn tọa lạc tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở phía Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Tối 20/1/2025 theo giờ bờ Đông Mỹ (rạng sáng 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ.
Cháy viện dưỡng lão lúc rạng sáng khiến 6 người tử vong

Cháy viện dưỡng lão lúc rạng sáng khiến 6 người tử vong

Cảnh sát Serbia cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 3h30 theo giờ địa phương tại một viện dưỡng lão có khoảng 30 người.
Donald Trump và Vladimir Putin gặp mặt: hy vọng mới cho quan hệ Nga-Mỹ

Donald Trump và Vladimir Putin gặp mặt: hy vọng mới cho quan hệ Nga-Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhưng thời điểm cụ thể của cuộc gặp chưa được xác định.
Ông Donald Trump đột ngột thay đổi "180 độ" về chính sách xe điện

Ông Donald Trump đột ngột thay đổi "180 độ" về chính sách xe điện

Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1, ông Donald Trump đã thực hiện một quyết định gây chú ý là chấm dứt sắc lệnh do người tiền nhiệm Joe Biden ban hành năm 2021, nhằm đảm bảo rằng một nửa số ôtô bán ra tại Mỹ vào năm 2030 là xe điện.
Ông Donald Trump thực hiện thay đổi lớn khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump thực hiện thay đổi lớn khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump, người chuẩn bị chính thức nhậm chức vào ngày 20/1, đã đưa ra loạt cam kết quan trọng về kiểm soát biên giới, quốc phòng, năng lượng và chính sách xã hội.
ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) đã kết thúc thành công với sự nhất trí cao từ các quốc gia thành viên về việc tăng cường hợp tác để xây dựng một môi trường số an toàn, sáng tạo và toàn diện.
TikTok đối mặt với nguy cơ đóng cửa hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1

TikTok đối mặt với nguy cơ đóng cửa hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1

Ngày 15/1 (giờ địa phương), TikTok thông báo sẽ chính thức dừng hoạt động tại quốc gia này từ ngày 19/1/2025 nếu lệnh cấm của Quốc hội Mỹ được thực thi như kế hoạch. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa TikTok và Chính phủ Mỹ về các vấn đề an ninh và bảo mật dữ liệu.
Trung Quốc ra mắt tàu cao tốc nhanh nhất thế giới

Trung Quốc ra mắt tàu cao tốc nhanh nhất thế giới

Trung Quốc vừa chính thức giới thiệu tàu cao tốc CR450 – siêu tàu nhanh nhất thế giới, với tốc độ vận hành lên tới 400 km/giờ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động