Thứ ba 06/05/2025 12:17

Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị phạt vì sai phạm trong quảng cáo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành 2 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 148/QĐ-XPHC và số 149/QĐ-XPHC đối với ông Trần Quang Minh (biên tập viên Quang Minh) và bà Nguyễn Thanh Vân (MC Vân Hugo), do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị phạt vì sai phạm trong quảng cáo
Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị xử phạt vì sai phạm trong quảng cáo

Cụ thể, biên tập viên Quang Minh bị xử phạt về hai hành vi: quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định tại Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 sử dụng tên của bác sĩ, theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản Điều 52 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Tổng số tiền biên tập viên Quang Minh bị phạt là 37,5 triệu đồng.

Với hành vi vi phạm ở mức độ nặng hơn: quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm đã công bố, MC Vân Hugo đã bị phạt theo khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, với mức phạt 70 triệu đồng.

Ngoài ra, cả biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo đều phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm.

Theo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, hiện nay, có tình trạng các KOL (người nổi tiếng), trong đó có không ít người đang là biên tập viên, nhà báo hoặc cộng tác viên thường xuất hiện trên sóng phát thanh, truyền hình nhận quảng cáo thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và vi phạm các quy của pháp luật về quảng cáo (quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về chất lượng, giá, công dụng… của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố...).

Nguyên nhân của tình trạng trên là do người quảng cáo thiếu kiến thức cơ bản về quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ, nhất là thực phẩm, thuốc, dịch khám chữa bệnh – có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người hoặc không tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình quảng cáo.

Do đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử khuyến cáo người quảng cáo cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, kiểm tra thành phần, công dụng, tài liệu liên quan đến sản phẩm, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, tránh quảng cáo thổi phồng, công dụng sản phẩm, bất chấp để đạt lợi nhuận, doanh số.

Trước đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã có công văn số 907/PTTH&TTĐT gửi nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới và công văn số 908/PTTH&TTĐT gửi trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong nước yêu cầu rà soát, gỡ bỏ toàn bộ quảng cáo liên quan đến danh sách 84 sản phẩm sữa bị Bộ Công an và Bộ Y tế công bố thu hồi và khuyến cáo không sử dụng.

Cụ thể, vào ngày 22 và 24/4, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và Bộ Y tế, danh sách 84 sản phẩm sữa do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất bị yêu cầu thu hồi và khuyến cáo người dân không sử dụng đã được hai Bộ công bố.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng yêu cầu các nền tảng cung cấp dịch vụ mạng xã hội tăng cường kiểm duyệt chặt chẽ nội dung trên mạng xã hội do mình quản lý; phối hợp ngăn chặn nội dung quảng cáo vi phạm trên mạng, kịp thời gỡ bỏ quảng cáo vi phạm khi phát hiện hoặc khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền; thông báo đến người sử dụng về việc cẩn trọng khi đăng tải, chia sẻ nội dung quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên mạng, nhất là quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quảng cáo và phản ánh với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện nội dung quảng cáo có dấu hiệu vi phạm.

Khi phát hiện nội dung quảng cáo vi phạm trên mạng, người dân có thể phản ánh tới Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử bằng các phương thức qua Website của Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam: https://tingia.gov.vn/; hoặc trực tiếp theo địa chỉ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tầng 9, số 115 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội (tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện).

YouTube bị xác định có sai phạm trong quảng cáo tại Việt Nam YouTube bị xác định có sai phạm trong quảng cáo tại Việt Nam
Cảnh báo về các website có dấu hiệu sai phạm trong quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cảnh báo về các website có dấu hiệu sai phạm trong quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động