Thứ bảy 24/05/2025 13:01

Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, yêu cầu triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn hoạt động của dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Yêu cầu này được đưa ra sau khi Cục Viễn thông nhận được Văn bản số 2898/A05-P5 từ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đề nghị phối hợp xử lý các vi phạm liên quan đến Telegram tại Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ Công an, hiện có khoảng 9.600 kênh, nhóm hoạt động trên Telegram tại Việt Nam, trong đó có tới 68% là các kênh, nhóm chứa nội dung xấu độc. Nhiều nhóm có hàng chục nghìn người tham gia, do các đối tượng phản động lập ra nhằm tuyên truyền, tán phát tài liệu chống phá Nhà nước, kích động biểu tình, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, nền tảng này còn bị phát hiện là nơi xảy ra các hành vi vi phạm nghiêm trọng như lừa đảo tài chính, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân, rao bán ma túy, thậm chí có dấu hiệu liên quan đến khủng bố.

Theo quy định tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, bao gồm Telegram, có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam, cung cấp thông tin liên hệ, gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay Telegram vẫn không chấp hành các quy định này.

Ngoài ra, theo quy định mới tại Luật Viễn thông, từ ngày 1/1/2025, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet bắt buộc phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động. Telegram đã không thực hiện nghĩa vụ này.

Việc cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 4 Điều 9 Luật Viễn thông; với các vi phạm Điều 9 Luật Viễn thông, khi đó doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn (điểm c Khoản 1 Điều 79 Nghị định 163/2024/NĐ-CP).

Trước thực trạng đó, Cục Viễn thông đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông trong nước nghiêm túc triển khai các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động của Telegram theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 79 Nghị định 163/2024/NĐ-CP. Các doanh nghiệp phải báo cáo giải pháp và kết quả thực hiện về Cục Viễn thông trước ngày 2/6/2025.

Đây là một bước đi cứng rắn của cơ quan quản lý nhằm đảm bảo an ninh mạng, trật tự xã hội, bảo vệ người dân khỏi các hành vi lợi dụng nền tảng số để vi phạm pháp luật. Đồng thời, động thái này cũng cảnh báo các nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới về trách nhiệm tuân thủ pháp luật khi hoạt động tại Việt Nam.

Coi chừng bị lừa đảo khi sử dụng ứng dụng Telegram
Cặp vợ chồng trẻ chuyên buôn bán ma túy qua mạng xã hội Telegram bị bắt giữ
Nam thanh niên mất 3,5 tỷ đồng vì tìm "gái gọi" qua Telegram
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động