Các hãng hàng không không được hủy chuyến, dồn chuyến, thay đổi giờ bay vì lý do chủ quan
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrong đó, Cục Hàng không chủ trì rà soát công tác điều phối slot (lượt cất, hạ cánh), điều chỉnh số lượng slot vào các khung giờ sáng tại Tân Sơn Nhất, phân bổ dàn đều slot trong tất cả khung giờ để tránh ùn tắc tại sân bay này.
Xử lý nghiêm đối với các hãng hàng không không thực hiện hoặc thực hiện không đúng slot đã được cấp; ý thức trách nhiệm tác phong, giao tiếp của nhân viên hàng không đảm bảo theo đúng quy trình…
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện phương án khai thác sân bay như bố trí khu vực đưa, đón hành khách phù hợp; sử dụng máy soi chiếu an ninh linh hoạt; bố trí đầy đủ nhân lực đảm bảo an ninh, an toàn và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của hành khách…
Chỉ đạo lực lượng an ninh hàng không thực hiện đúng trách nhiệm và nhiệm vụ được giao trong quá trình làm việc.
Ảnh minh họa |
Khẩn trương huy động và tăng cường nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ hành khách làm thủ tục hàng không nhanh chóng, hiệu quả và chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Đẩy nhanh các thủ tục để triển khai đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất và sân đỗ máy bay.
Các hãng hàng không Việt Nam điều hành lịch bay đảm bảo phù hợp với slot đã được cấp tại Tân Sơn Nhất; thực hiện bán vé theo đúng slot đã được cấp; không được hủy chuyến, dồn chuyến, thay đổi giờ bay vì lý do chủ quan; có phương án dự phòng về nhân sự, máy bay khai thác nhằm giảm tình trạng chậm, hủy chuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ…
Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát công tác điều phối slot, điều chỉnh số lượng slot vào các khung giờ sáng tại sân bay Tân Sơn Nhất; phân bổ đều slot trong tất cả khung giờ, để tránh ùn tắc một số giờ.
Đồng thời, Bộ yêu cầu các hãng hàng không thực hiện mọi giải pháp và có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp với hạ tầng cảng hàng không, có phương án dự phòng về nhân sự, máy bay khai thác nhằm giảm tình trạng chậm, hủy chuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển trong điều kiện chậm, hủy chuyến…
Trước đó, trong các ngày 15 và 16-4, đã xảy ra ùn ứ tại nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất gây bức xúc cho hành khách, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ hàng không. Tại cuộc họp khẩn của Bộ GTVT tổ chức về việc giải quyết tình trạng ùn ứ tại nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam Nguyễn Đức Hùng cho biết, tình trạng này chủ yếu xảy ra tại điểm soi chiếu an ninh.
“Năng lực khai thác của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép, năng lực thông qua cửa an ninh soi chiếu là 1.728 khách/giờ tại sảnh A và 1.584 khách/giờ tại sảnh B. Tuy nhiên, từ ngày 14 đến 19-4-2021, trong các khung giờ buổi sáng, lượng hành khách thông qua cửa an ninh soi chiếu vượt xa ngưỡng này. Điển hình tại khung giờ cao điểm ngày 17-4-2021 từ 6-7 giờ sáng có khoảng 2.706 khách/giờ tại sảnh A, ngày 18-4 là 2.400 khách/giờ (vượt công suất thiết kế khoảng 25-35%)”.
Ngoài việc lượng khách tăng đáng kể, nhiều hành khách còn lúng túng khi khai báo y tế hoặc cố tình không khai báo y tế, khai báo thông tin sai lệch.
Một nguyên nhân nữa chủ yếu tới từ các hãng hàng không gây ra tình trạng ùn ứ bởi các hãng hàng không dồn chuyến, huỷ chuyến dẫn đến quá nhiều chuyến bay thực hiện trong khung giờ đẹp (6-9 giờ sáng).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại