Cách nào để khắc phục tình trạng mất ngủ khi nhiễm Covid-19?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBệnh nhân đến khám hậu Covid-19 tại BV Đa khoa Đức Giang (ảnh T.N) |
BS. Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân của tình trạng mất ngủ đến từ các stress, sang chấn tâm lý trong và sau Covid 19: Tình trạng kì thị xa lánh người bị nhiễm bệnh, cách ly cô lập đối với người bệnh; mất mát của các thành viên trong gia đình; lo lắng cho sức khỏe các thành viên, gánh nặng kinh tế khi các ly và chi phí tài chính trong quá trình điều trị. Kết hợp với tình trạng bệnh lý gây cạn kiệt năng lượng, tổn thương chức năng hệ thần kinh cao cấp, tình trạng viêm mạn tính kéo dài, các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đối với tình trạng mất ngủ sau khi người bệnh đã âm tính thì có biểu hiện bằng việc không có khả năng đi vào giấc ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh; hoặc có thể gặp ác mộng hay có các triệu chứng thần kinh thực vật như hồi hộp, trống ngực, rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng này có thể điều trị bằng các liệu pháp, kết hợp với dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao và ăn uống hợp lý. Đối với những trường hợp mất ngủ trầm trọng, hoặc có tổn thương thực thể tại các cơ quan thì cần phải điều trị.
Để giảm mất ngủ hậu Covid, BS. Đinh Thế Tiến cho rằng, mọi người cần chuẩn bị tinh thần để đối phó với đại dịch-đây là điều quan trọng. Ngoài ra nhận được chăm sóc y tế hợp lý, lời khuyên đúng đắn trong khi bị covid 19 sẽ giúp người bệnh hạn chế căng thẳng, lo âu trong khi bị bệnh. Đồng thời, có thái độ đúng đắn tích cực, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn điều trị bệnh sẽ có vai trò rất quan trọng.
BS. Tiến đưa ra một số chế độ và lời khuyên để cải thiện tình trạng mất ngủ như sau:
Về thời gian đi khám hậu Covid-19, theo BS. Tiến, đối với người khỏe mạnh, không bệnh lý nền, các triệu chứng của đợt covid cấp có thể kéo dài lên đến 4 tuần tính từ thời gian bắt đầu có triệu chứng đầu tiên. Cơ thể cần có thời gian để phục hồi. Đối với nhóm này cần lắng nghe các triệu chứng, tập các bài tập giúp hồi phục và tái khám sau khoảng 2-4 tuần.
Đối với đối tượng người lớn tuổi bệnh nền, nên tái khám khi có các dấu hiệu bất thường hoặc tối đa là 4 tuần sau Covid-19, để kiểm soát các bệnh lý nền và đánh giá chức năng cơ quan cũng như tổn thương của Covid-19.
Các tổn thương hậu Covid-19 đáng lưu ý đó là tổn thương phổi kẽ, xơ phổi gây rối loạn chức năng hô hấp, các biến cố liên quan đến huyết khối (tạo thành cục máu đông) tại phổi, tại các mạch máu chi, tại não có thể gây tàn phế thậm chí nguy hiểm tính mạng. Tổn thương tại các cơ quan nội tạng như viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, suy thận cấp, đái tháo đường sau Covid-19 cũng cần được quan tâm. Đặc biệt, tổn thương tại hệ thần kinh và các chức năng cao cấp của hệ thần kinh có thể gây các triệu chứng của hội chứng “sương mù não”, giảm chú ý, giảm khả năng tư duy, mệt mỏi mãn tính kéo dài. Các rối loạn tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, lo âu, mất ngủ sau Covid-19 cũng rất thường gặp. Đối với đối tượng người già, có bệnh lý nền bình thường cũng phải đi khám sức khỏe định kì để kiểm soát tình trạng bệnh. Đặc biệt khi có các triệu chứng ho kéo dài, đau tức nặng ngực, cơn đau ngực, yếu liệt người hoặc khi có dấu hiệu của bệnh nền không ổn định, nên tái khám tại các chuyên khoa hậu Covid19. Các tổn thương tâm lý, mất ngủ sau Covid-19 cũng rất nên được lưu ý và nên tái khám sớm để được tư vấn và điều trị. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại