Thứ sáu 25/07/2025 23:24

Cần chính sách đặc thù cho phát triển văn hóa và bảo tồn di sản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khẳng định văn hóa và di sản văn hóa (DSVH) mang tính đặc thù và xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, nên PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng DSVH Quốc gia cho rằng rất cần có cơ chế chính sách đặc thù đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn DSVH.
PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng DSVH Quốc gia phát biểu tại Hội thảo
PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng DSVH Quốc gia phát biểu tại Hội thảo

Văn hóa Thăng Long mang tính đại diện Quốc gia

Tham luận trong Hội thảo phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô sáng 4/10, do Bộ Tư pháp và UBND TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức, PGS.TS Đặng Văn Bài khẳng định, văn hoá Thăng Long – Hà Nội do con người từ khắp mọi miền đất nước tụ hội lại, cùng chung tay sáng tạo nên, vì thế mặc nhiên nó phải mang tính đại diện của quốc gia. Và khi lan toả khắp nơi, văn hoá Thăng Long – Hà Nội dễ dàng được chấp nhận chào đón như là những “chuẩn mực văn hoá” cần noi theo.

Điều đó có nghĩa chất lượng nguồn nhân lực của Thăng Long – Hà Nội luôn được đánh giá cao. “Đó là các bậc vương công, quan lại, công thần, đại trí thức từ nhiều miền quê của đất nước, tầng lớp thợ thủ công có tay nghề tinh thông với nhiều bí quyết nghề nghiệp từ khắp bốn phương quy tụ về đây sản xuất và buôn bán; tầng lớp thương nhân, các doanh nhân lớn đã “bị” “Hà Nội hoá” qua nhiều đời; các tầng lớp tri thức, văn nghệ sĩ, các tầng lớp thanh niên, sinh viên dù vãng lai hay cư trú ổn định cũng ít nhiều được đắm mình trong không gian, môi trường văn hoá “thanh lịch” của người Hà Nội mà trưởng thành. Có thể coi, đây là “vốn con người” “vốn văn hoá” mang tính quyết định làm nên nét đặc sắc cho văn hoá của Thủ đô” – PGS.TS Đặng Văn Bài nói.

Phân tích đặc điểm của Thủ đô, PGS.TS Bài chỉ rõ, Thủ đô nói chung và các đô thị nói riêng luôn được khẳng định là một trong những thành tự văn hoá lớn lao nhất của nhân loại cũng như của từng quốc gia. Chúng được tiếp cận từ góc nhìn những di sản đô thị “một cơ thể sống động” liên tục phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, với 3 bộ phận cấu thành cơ bản: Khu vực địa lý liền khoảnh, đủ rộng với những khu vực cảnh quan thiên nhiên điển hình; Quỹ kiến trúc đô thị; DSVH phi vật thể, phong tục tập quán, nếp sống, lối sống thanh lịch, đặc biệt là các lễ hội truyền thống có sức lan toả rộng lớn.

Ngoài ra, Thủ đô Hà Nội cần được lưu tâm với những nét đặc thù: Hà Nội được nổi danh là “Thủ đô thiên nhiên”, TP đặc trưng của sông, hồ và cây xanh; Hà Nội được mệnh danh là đô thị có làng trong phố, đô thị làng nghề và phố nghề nổi tiếng; từ góc nhìn DSVH phi vật thể, Hà Nội hội tụ được những nét văn hoá của nhiều địa phương trong cả nước, đồng thời cũng sáng tạo ra sự độc đáo, đặc sắc của thủ đô, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng.

Cần chính sách đặc thù

Từ những phân tích đó, theo PGS.TS Bài, các văn bản Luật cần tạo ra khung pháp lý cho việc hoạch định các chính sách đặc thù đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn DSVH ở một số mặt hoạt động. Cụ thể, vấn đề sở hữu về đất đai thuộc di tích cần được cụ thể, rõ ràng. Đơn cử như vấn đề cấp sổ đỏ cho di tích. Nếu vấn đề này không được xử lý dứt điểm sẽ dẫn đến sự tranh chấp và vấn đề này vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật DSVH, nên rất cần được xem xét trong Luật Đất đai.

Về mặt văn hoá và DSVH, theo Phó Chủ tịch Hội đồng DSVH Quốc gia, Hà Nội có nhiều đặc thù và lợi thế về tiềm năng cho phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, mà phần lớn các tài nguyên và lợi thế của Hà Nội lại hội tụ trong DSVH làng, trong các làng nghề và phố nghề. Đó là các khu vực đông đặc các DSVH đang chịu áp lực rất lớn của quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới. Vậy phải chăng, cần xem xét vấn đề đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn DSVH trong chương trình mục tiêu quốc gia về “Đại chấn hưng văn hoá Việt Nam”.

Hệ thống sông, hồ của Hà Nội là những yếu tố quan trọng tạo nên sức sống đặc thù ở Thủ đô, PGS.TS Bài nhấn mạnh. Không chỉ Hà Nội, mà trên toàn thế giới, các con sông chính là nguồn sống của các đô thị, với tư cách là phương tiện giao thông thuỷ, phương tiện thuỷ lợi, điều tiết nguồn nước chống ngập lụt cho đô thị mà còn là bộ phận cấu thành cảnh quan – văn hoá của Thủ đô. Nước nào cũng đầu tư vào việc tạo lập các cảnh quan – văn hoá, không gian công cộng ở đôi bờ các dòng sông văn hoá.

Ông Bài cho rằng, đã đến lúc phải có cơ chế chính sách đặc thù làm sống lại, thức tỉnh các chức năng, thế mạnh của sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và sông Nhuệ để tạo lập những cảnh quan sinh thái điển hình dọc theo đôi bờ các dòng sông lớn. “Với tư cách là thành viên trong hệ thống các TP sáng tạo của UNESCO, tôi nghĩ lãnh đạo TP cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, trong đó có ưu tiên cho phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng trên nền tảng “kinh tế nông nghiệp” ở các vùng quê ở ngoại ô.

Đặc biệt là tạo lập các không gian sáng tạo cho phát triển văn hoá” – PGS.TS Bài nói. Ông cho rằng, đã đến lúc, cần xây dựng cơ chế phù hợp cho việc vận hành mô hình “hợp tác công tư” trong lĩnh vực văn hoá nhằm điều hoà lợi ích của các bên có liên quan: Cơ quan quản lý Nhà nước về văn hoá, cộng đồng cư dân địa phương, các DN tư nhân và các nhà khoa học với tư cách tư vấn.

Ngày 4/10, Bộ Tư pháp và UBND TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo “Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô”, nhằm đề xuất chính sách cho sửa đổi Luật Thủ đô. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn và Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến đồng chủ trì hội thảo. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, nhiệm vụ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện đang được TP Hà Nội tích cực chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện. Trong các chính sách đề xuất đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, chính sách về phát triển văn hóa, giáo dục của Thủ đô chiếm vai trò hết sức quan trọng...
“20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản văn hóa thế giới
Trải nghiệm không khí Tết Trung thu xưa qua đồ chơi dân gian truyền thống
Tuyên bố Hà Nội 2022 về bảo tồn di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Thủ đô 2024).
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh Trần Văn Phúc vừa được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.
Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng thủ dân sự trong bối cảnh thiên tai phức tạp

Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng thủ dân sự trong bối cảnh thiên tai phức tạp

Chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động