Thứ năm 23/01/2025 12:41
Chính phủ họp Chuyên đề Pháp luật Tháng 12/2022

Cần rà soát, bổ sung các nội dung quy định về hồi hương cổ vật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2022. Tại phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận, cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Cần rà soát, bổ sung các nội dung quy định về hồi hương cổ vật
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2022. Tại phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận, cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Cần rà soát, bổ sung các nội dung quy định về hồi hương cổ vật

Theo Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng, sau hơn 20 năm có hiệu lực thi thành, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân và quốc tế ghi nhận, Luật Di sản văn hoá đã bộc lộ một số bất cập cần sớm khắc phục, hoàn thiện.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá cần bổ sung những quy định mới tại Luật Di sản văn hoá điều chỉnh (như loại hình di sản tư liệu).

Việc sửa đổi Luật nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có di sản văn hoá.

Là cơ quan chủ trì đề nghị xây dựng Luật, Bộ VHTT&DL cho biết, dự kiến Luật sửa đổi bổ sung các quy định bảo đảm cho hoạt động kiểm kê, ghi danh, xếp hạng, công nhận; lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Hoàn thiện quy định về hoạt động bảo tàng; bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, có chính sách khuyến khích hồi hương di sản… Quy định rõ hơn về nội dung, phân định rõ quyền, trách nhiệm quản lý Nhà nước về di sản.

Các ý kiến tại phiên họp nhất trí với đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), đồng thời góp ý về các nội dung như cần phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý. Thực tiễn có nhiều công trình văn hoá huy động nguồn lực xã hội hoá, đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp rất lớn, cần quản lý tốt nguồn lực này để bảo tồn, phát huy tốt hơn giá trị di sản. Cần thống nhất nguyên tắc tiêu chí, tiêu chuẩn, quy tắc quản lý thì mới huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đóng góp từ xã hội. Di sản nằm trong đô thị thì phạm vị quản lý di sản và quản lý đô thị đến đâu. Cần rà soát, bổ sung các nội dung quy định về hồi hương cổ vật.

Kết luận phần thảo luận về nội dung này, đánh giá cao nỗ lực của Bộ VHTT&DL, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ VHTT&DL tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, bảo đảm tính tổng thể, toàn diện.

"Tổng kết phải kỹ lưỡng hơn, xem cái gì được, chưa được, nguyên nhân chủ quan, khách quan để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, vừa tháo gỡ vương mắc, vừa phủ kín vấn đề thực tiễn mới xuất hiện chưa được quy định trong Luật", Thủ tướng nói. Phạm vi, đối tượng bao quát hơn, rõ hơn cả về không gian và thời gian.

Nhấn mạnh việc phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho địa phương, Thủ tướng đề nghị các bộ tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; tăng cường quản lý Nhà nước bằng các công cụ pháp lý; phân cấp, phần quyền gắn với phân bổ quyền lực; thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng kết, nhân rộng mô hình, thi đua khen thưởng.

Huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, thúc đẩy hợp tác công tư, nhưng có cách quản lý hiệu quả.

Thủ tướng cũng lưu ý xem xét một số vấn đề như đưa vào giáo dục phổ thông, chuyển đổi số trong quản lý bảo tàng, xây dựng bảo tàng số. Giữ gìn, phát huy, tôn tạo di sản gắn với phát triển du lịch.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nguyên tắc đối với các chính sách khi xây dựng Luật, đó là chính sách phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật có liên quan. Chính sách cần cụ thể, rõ ràng, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý xung đột pháp luật, bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế, hoặc lấp đầy các khoảng trống pháp lý. Mục tiêu chính sách phải rõ, hợp lý, có tính khả thi cao. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức; khơi thông nguồn lực thúc đẩy phát triển KTXH nhanh và bền vững.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ tác động của các chính sách mới; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật.

Tăng cường đổi mới sáng tạo trong hoạt động tiêu chuẩn hoá

Trình bày về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, sau 15 năm thi hành, bên cạnh kết quả đạt được, Luật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, thực hiện cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới.

Nhất trí với đề nghị của Bộ KH&CN, các ý kiến cho rằng, cần rà soát, bổ sung quan điểm xây dựng Luật phải làm sao khuyến khích được sản xuất trong nước, tăng cường đổi mới sáng tạo trong hoạt động tiêu chuẩn hoá. Cần quy định pháp lý rõ ràng về Cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, thể hiện cam kết cấp quốc gia của Việt Nam trong việc thực thi các FTA thế hệ mới.

Kết luận về nội dung này, Thủ tướng đánh giá cao Bộ KH&CN đã chủ động rà soát, tích cực nghiên cứu, chuẩn bị, trình hồ sơ đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định.

Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN rà soát xem chính sách đã thống nhất, đồng bộ với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật có liên quan hay chưa, với các FTA, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, không để bỏ sót, trùng lắp, sát với tình hình, khả thi, hiệu quả.

Mục tiêu chính sách phải rõ ràng, có tính định lượng. Phải đẩy mạnh phân cấp, phần quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát. Hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức; khơi thông nguồn lực thúc đẩy phát triển KTXH nhanh và bền vững.

Đầu tư cho công tác đánh giá tác động chính sách; tham vấn rộng rãi chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động.

Đổi mới quy trình, rút gọn thủ tục, phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn. Rà soát kỹ các tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm thống nhất với các Luật chuyên ngành để bảo đảm tính thống nhất, tránh trùng lắp, không để khoảng trống pháp lý.

Thủ tướng giao Bộ KH&CN tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá các chính sách, bổ sung hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định./.

Kỳ cuối: Thiếu chế tài xử lý hình sự về tội  “Vi phạm quy định về thẩm định giá” Kỳ cuối: Thiếu chế tài xử lý hình sự về tội “Vi phạm quy định về thẩm định giá”
Hà Nội: Rà soát, xây dựng quy định phân cấp, ủy quyền đồng bộ Hà Nội: Rà soát, xây dựng quy định phân cấp, ủy quyền đồng bộ
Sửa đổi, bổ sung các văn bản để phù hợp với quy định của pháp luật Sửa đổi, bổ sung các văn bản để phù hợp với quy định của pháp luật
UBND TP Hà Nội công bố các quyết định về công tác cán bộ UBND TP Hà Nội công bố các quyết định về công tác cán bộ
Tăng mức hỗ trợ về nhà ở cho người có công, các hộ nghèo vùng nông thôn Tăng mức hỗ trợ về nhà ở cho người có công, các hộ nghèo vùng nông thôn
Trung Kiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động