Cháy rừng trở thành nguyên nhân chính hủy diệt rừng nhiệt đới toàn cầu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Năm 2024 đã ghi nhận một lượng lớn diện tích rừng trên toàn cầu bị mất đi do cháy rừng. |
Theo dữ liệu mới nhất từ Đại học Maryland và Global Forest Watch, thế giới đã mất diện tích rừng tương đương cả Italia chỉ trong vòng 12 tháng qua – một con số chưa từng có trong lịch sử theo dõi hơn hai thập kỷ qua.
“Đáng sợ” là cách Giáo sư Matt Hansen tại Đại học Maryland mô tả các con số thu thập được trong năm 2024. Trong khi đó, bà Elizabeth Goldman từ Global Forest Watch khẳng định: “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì như thế này suốt hơn 20 năm qua”.
Theo báo cáo, cháy rừng - một hiện tượng ngày càng trở nên khốc liệt dưới tác động của biến đổi khí hậu đã trở thành thủ phạm chính gây mất rừng trên toàn cầu, đảo ngược xu hướng truyền thống vốn do nông nghiệp và khai thác gỗ dẫn đầu.
Tình trạng mất rừng tồi tệ nhất được ghi nhận tại Brazil, với hơn 25.000 km² rừng nhiệt đới biến mất, chiếm tới 42% tổng thiệt hại toàn cầu ở các khu vực nhiệt đới. Điều đáng chú ý là thiệt hại năm nay thậm chí vượt xa cả giai đoạn cựu Tổng thống Jair Bolsonaro cầm quyền, khi Brazil bị chỉ trích nặng nề vì lơ là bảo vệ rừng Amazon. Một phần lý do là Brazil không thống kê đầy đủ các vụ cháy nằm ngoài định nghĩa pháp lý về phá rừng, khiến các số liệu thực tế nghiêm trọng hơn báo cáo chính thức.
Bolivia lần đầu tiên vượt lên vị trí thứ hai thế giới về diện tích mất rừng, với hơn 14.000 km² rừng bị tàn phá – tăng gần gấp 5 lần so với năm 2020. Nguyên nhân chính bao gồm hạn hán kéo dài, các vụ cháy rừng lan rộng và chính sách khuyến khích mở rộng nông nghiệp trồng đậu nành, mía và chăn nuôi gia súc.
Trong khi đó, tại Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Congo-Brazzaville – hai quốc gia nắm giữ phần lớn diện tích rừng ở lưu vực sông Congo – thiệt hại rừng cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Tại hội nghị COP26 ở Glasgow năm 2021, hơn 140 quốc gia đã ký cam kết chấm dứt phá rừng vào năm 2030. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, mục tiêu này đang ngày càng xa vời. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng từ năm 2024 trở đi, lượng rừng bị mất cần phải giảm ít nhất 20% mỗi năm thì thế giới mới có thể hoàn thành cam kết đó.
Giới khoa học không chỉ lo ngại về sự biến mất của cây xanh mà còn cảnh báo một chuỗi phản ứng dây chuyền không thể đảo ngược. Cháy rừng tạo ra lượng lớn khí CO₂, làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu, từ đó gây ra nhiều vụ cháy rừng hơn.
Australia cảnh báo nguy cơ cháy rừng tăng cao do nắng nóng cực đoan | |
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp ở Los Angeles | |
Hàn Quốc huy động tối đa nguồn lực khống chế thảm họa cháy rừng lịch sử |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại