Thứ năm 23/01/2025 19:08

Chế tài xử về bạo hành trẻ em vẫn chưa đủ sức răn đe?!

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đã quá nhiều cảnh tỉnh, báo động về tình trạng bạo hành trẻ em xảy ra trong thời gian gần đây. Thế nhưng mới đây, dư luận lại ồn ào về hành động đánh đập một cháu bé 4 tuổi ở một khu vui chơi tại Hà Nội. Phải chăng, chế tài xử lý những vụ việc đánh đập, bạo hành trẻ em vẫn còn chưa đủ sức răn đe?!
Hành vi đánh cháu bé 4 tuổi tại khu vui chơi tại KĐT Linh Đàm đã được camera ghi lại
Hành vi đánh cháu bé 4 tuổi tại khu vui chơi tại KĐT Linh Đàm đã được camera ghi lại

Người lớn đánh trẻ em

Vụ việc ông V.T.Đ (SN 1988, trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có hành vi đánh cháu gái 4 tuổi tại khu vui chơi ADCbook, khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, khiến dư luận một lần nữa bức xúc.

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện video, hình ảnh kèm bài đăng tố cáo một người đàn ông đánh bé gái 4 tuổi trong khu vui chơi tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nguyên nhân được xác định xảy là cháu M (bé gái bị hành hung) được người nhà đưa đến một nhà sách trong khu Tây Nam Linh Đàm, cháu chơi một mình trong nhà bóng.

Quá trình chơi, bé M nhặt những quả bóng nhựa ném, vô tình trúng phải người đàn ông đeo kính cận. Người đàn ông này đã lớn tiếng mắng và dùng tay đánh cháu bé. Sự việc được camera của siêu thị ghi lại. Thời điểm bé M bị đánh không có ai chứng kiến do khu vực nhà bóng vắng người.

Còn nhớ, năm 2019, một vụ việc đã khiến báo giới tốn không ít giấy mực. Theo đơn phản ánh của chị Trịnh Thị H.Y (mẹ cháu N.A), vụ việc xảy ra vào chiều 6/11, khi cháu N.A (12 tuổi) đang chơi cầu lông cùng con trai ông Trần Đức Hà (SN 1970, trú tại khu đô thị Ciputra) ở khu vui chơi chung thì bất ngờ con trai chị Y bị ông Hà hành hung. Gia đình cháu N.A đã trình báo sự việc lên CA phường và đưa cháu đi khám tại BV. Kết quả, cháu N.A bị chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn động não, chấn thương phần mềm vùng ngực.

Ngay khi được đăng tải, những vụ bạo lực này đã thu hút sự theo dõi, bình luận và chia sẻ của cộng đồng mạng. Các ý kiến đều bày tỏ thái độ phẫn nộ, tức giận và lên án hành động phản giáo dục này. Nhiều ý kiến cho rằng, hệ lụy của hình thức bạo lực để lại hậu quả khôn lường, không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng lâu dài đến cả tương lai của các em. Từ những vụ mà người lớn cho phép mình được "dạy dỗ" trẻ con kiểu này là mầm mống cho bạo lực leo thang.

Những vụ bạo hành trẻ cần phải xử lý mạnh tay

Đối với vụ việc bé gái 4 tuổi bị đánh ở khu vui chơi gần đây, luật sư Nguyễn Thanh Tùng. Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành vi bạo lực của người đàn ông trong clip mạng xã hội đăng tải đã vi phạm pháp luật, một việc đáng lên án và cần được xử lý nghiêm theo luật để làm gương và ngăn chặn những chuyện tương tự xảy ra.

Theo luật sư Tùng, bản chất của việc tôn trọng pháp luật phụ thuộc vào nhận thức và ý thức của mỗi người. Thực trạng hành vi bạo lực trẻ em đang gia tăng do những chế tài đối với hành vi này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, chưa có quy định chi tiết trong hoạt động giám sát và xử lý hành vi bạo lực với trẻ em. Ngay như trong vụ việc này, hành vi của người đàn ông trên phải nghiêm trị bởi mức độ tổn thương, sang chấn tâm lý của cháu bé là không nhỏ.

Luật sư Tùng phân tích, những vụ bạo hành trẻ cần phải xử lý mạnh tay, những trường hợp có dấu hiệu vi phạm phải được dập tắt kịp thời. Cần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về quyền trẻ em và những hậu quả nghiêm trọng đối với những hành vi khiến trẻ em bị tổn thương. Tăng cường cơ chế giám sát, hỗ trợ trẻ em giữa các cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình. Đưa vào giáo dục các quyền trẻ em, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em.

Về chế tài xử lý, cần có quy định riêng trong đánh giá tổn thương đối với trẻ em đồng thời quy định rõ cơ chế phối kết hợp của các cơ quan chức năng đặc biệt là chính quyền cấp xã, phường và người dân trong việc hỗ trợ CQĐT; tăng khung hình phạt đối với các hành vi xâm hại trẻ em.

Cần dừng lại chuyện người lớn dùng đòn roi để dạy trẻ em
Bạo hành trẻ em - nguồn cơn của bi kịch
Giải pháp nào trước vấn nạn bạo hành trẻ em?
Chế tài xử lý những vụ việc đánh đập, bạo hành trẻ em vẫn còn chưa đủ sức răn đe?!
Phương Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động