Thứ sáu 24/01/2025 10:24

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: “Hà Nội giãn cách xã hội rất kịp thời, tạo bức tường thành ngăn chặn đại dịch lây lan”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 13-8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, động viên và làm việc với lãnh đạo của TP Hà Nội về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.

Hà Nội quyết liệt phòng chống dịch, chăm lo đời sống người dân

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, Hà Nội với vị trí đầu não, trung tâm của cả nước về giao thương, kinh tế, văn hóa, xã hội... nên nguy cơ dịch bệnh luôn ở mức cao. Thời gian qua, TP có nhiều ca bệnh Covid-19, nếu không có quyết sách kịp thời, chắc chắn tình hình dịch bệnh sẽ hết sức phức tạp, do vậy, ngày 24/7 TP thống nhất cao, giãn cách xã hội trên toàn TP. Trong thời gian giãn cách, số ca trung bình trên 60/ngày, trong đợt giãn cách lần 2 này, số ca mắc trong cộng đồng giảm dần, đến nay trung bình khoảng 30 ca trong cộng đồng/ngày.

  Chủ tịch nước làm việc tại Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.
Chủ tịch nước làm việc tại Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.

TP sẽ xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng; sẵn sàng mọi phương án, kịch bản từ thấp đến cao, chủ động thực hiện phòng chống dịch; đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng; bảo đảm hàng hóa, nhu cầu thiết yếu cho nhân dân; thực hiện các chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh...

“Với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội sẽ cố gắng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường”, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh bày tỏ.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, từ ngày 24/7 đến nay trên địa bàn quận có 91 ca F0 và 245 F1, trong đó có 17 ca trong khu cách ly. Quận Hoàn Kiếm bám sát chỉ đạo của Trung ương và TP trong thực hiện các bện pháp phòng chống dịch.

Hiện quận triển khai 120 “vùng xanh” - vùng an toàn cho người dân, cán bộ tổ dân phố, dân quân tự giữ gìn khu vực an toàn của mình. Bên cạnh đó, quận cũng triển khai nhiều phương án bảo đảm đảo hành hóa, nhu yếu phẩm, ổn định cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, người dân trong vùng cách ly, không để ai bị đói, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Theo lãnh đạo quận Đống Đa, quận đã tổ chức 8 đợt tiêm với hơn 55 nghìn người được tiêm. Quận tiếp tục đợt tiêm bảo đảm đúng tiến độ, quy trình, quy định giãn cách... Quận cũng thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân.

“Bảo vệ cho được Thủ đô yêu quý của chúng ta”

Tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố tại Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 vào trưa cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới Đảng bộ, chính quyền và đồng bào, chiến sĩ Thủ đô.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm văn hóa chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, có mật độ dân số đông và là đầu mối giao thương của cả nước, do đó, nguy cơ lây mắc Covid-19 cao.

 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo tại buổi làm việc
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo tại buổi làm việc

Chủ tịch nước khẳng định, ưu tiên của Trung ương, Bộ Chính trị là phải nhanh chóng kiểm soát sự lây lan dịch bệnh ở Hà Nội, đưa Thủ đô trở thành nơi an toàn, hậu phương quan trọng, vững chắc, từ đó có thể chi viện cho các địa phương khác có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chủ tịch nước đánh giá cao cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị của Thủ đô với sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ... đã rất nỗ lực, cố gắng bảo vệ an toàn cho Thủ đô, đặc biệt là đội ngũ y tế, các lực lượng chống dịch tuyến đầu.

“Tôi cho rằng, Hà Nội đã có quyết định giãn cách xã hội rất kịp thời, giúp tạo bức tường thành ngăn chặn đại dịch lây lan, giúp tránh nguy cơ xảy ra khủng hoảng về y tế, kinh tế xã hội”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận xét.

Chủ tịch nước chỉ rõ, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần được thực hiện quyết liệt, liên tục và các biện pháp cụ thể. Đặc biệt cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ thành phố đến quận, huyện và cơ sở, các tầng lớp nhân dân.

Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy, người dân Hà Nội đã ủng hộ, gương mẫu trong thực hiện Chỉ thị 16; tăng vùng xanh, giảm vùng đỏ với nhiều cách làm sáng tạo như bốn tại chỗ, năm tại chỗ, tách F0, F1 khỏi cộng đồng, từ đó, giảm tử vong do dịch bệnh. Thành phố đã có chiến lược làm sạch cộng đồng bằng công nghệ và nhiều biện pháp khác.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Hà Nội chủ động các phương án điều trị, “4 tại chỗ” được phát huy, người dân sẵn sàng chấp hành ngiêm chỉ đạo của ngành y tế, các cấp, các ngành... Chủ trương của thành phố đã thấm đến từng người dân, đoàn thể. Các lực lượng chức năng, công an, y tế chuyên môn cao, quận đội... sẵn sàng bảo vệ, hỗ trợ Thủ đô trong dịch bệnh.

Đặc biệt, trong quá trình đó, Thành ủy, UBND TP đã lắng nghe ý kiến của người dân; biết dựa vào dân, huy động sức mạnh người dân trong phòng, chống dịch bệnh.

Nhấn mạnh đến biến thể virus delta nguy hiểm, Chủ tịch nước yêu cầu không để quá tải bệnh viện, không để bệnh nặng tăng nhanh và đặc biệt không để nhiều người tử vong. “Chúng ta phải đặt vấn đề này với trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước dân để bảo vệ mạng sống con người, người dân là trên hết”, Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước đề nghị không chủ quan trước những biến thể mới của Covid-19; tiếp tục phát huy tinh thần 5K + vaccine. “Không được để Thủ đô- trái tim của cả nước bị dịch bệnh đe dọa, thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa, bảo vệ cho được Thủ đô yêu quý của chúng ta”, Chủ tịch nước mong muốn.

Gợi ý một số biện pháp phòng, chống Covid-19 cho thành phố, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến các vấn đề: Giãn cách, xét nghiệm, điều trị, vaccine và công nghệ; thực hiện nghiêm túc, phù hợp với diễn biến ở từng khu vực và trên địa bàn trong tiến hành giãn cách.

Chủ tịch nước cho rằng, cần tiếp tục xem xét tăng cường năng lực xét nghiệm quy mô lớn, thời gian nhanh để kịp thời khoanh vùng những khu vực nguy cơ cao.

Về vaccine phòng Covid-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là giải pháp cứu cánh giảm bệnh nặng, giảm tử vong. Do đó, TP cần nghiên cứu các quan điểm về vấn đề này như: tập trung cho vùng đỏ, tiêm cho người già, người nghèo, người có bệnh nền….với chiến lược cụ thể.

Chủ tịch nước yêu cầu bảo vệ tốt nhất cho đội ngũ y bác sỹ và lực lượng tuyến đầu khác, sớm tiêm 2 mũi để đảm bảo an toàn trong thực thi nhiệm vụ. Thành phố cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ trong phát hiện, truy vết.

Bên cạnh đó là quan tâm đảm bảo dòng chảy hàng hóa vận chuyển an toàn, cung cấp đầy đủ cho người dân; chủ động, sẵn sàng hơn nữa về hậu cần, thuốc, vật tư y tế, bình ô xy ứng phó trong trường hợp dịch bùng phát mạnh; kiểm soát chặt chẽ các chốt ra vào thành phố …

Người dân luôn ở vị trí trung tâm trong công tác của cấp ủy, chính quyền. Mọi hành động, chính sách của chính quyền phải hướng đến chăm lo tốt hơn cho người dân, quan tâm đến những suy nghĩ của người dân, lắng nghe tiếng nói của người dân.

“Không chọn giải pháp phần dễ cho chính quyền, phần khó cho người dân”; chú ý khi ban hành quy định phải nghĩ thông suốt những mặt trái, khó khăn, trở ngại của người dân từ đó có giải pháp đi kèm, đồng bộ chính sách; đồng thời có biện phá xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước gợi ý TP chủ động tìm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khắc phục khó khăn, kết hợp chống dịch và duy trì sản xuất kinh doanh ở mức độ phù hợp để có nguồn lực chống dịch, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội.

Hà Nội cần có kế hoạch tái thiết nền kinh tế ổn định tâm lý xã hội, nhất là các giải pháp tài khóa, tài chính, khoa học và công nghệ để sau khi chống dịch thành công, Hà Nội phải là trung tâm sản xuất phát triển mạnh mẽ. Để thực hiện điều đó, phải kiên quyết thực hiện giãn cách xã hội, không chần chừ. Chủ tịch nước đề nghị TP cần lưu ý làm tốt hơn nữa công tác chăm lo cho người dân, nhất là người dân ở các khu vực cách ly.

Gửi lời thăm hỏi đến đội ngũ y bác sỹ, các lực lượng tuyến đầu chống dịch và gia đình trên cả nước đã nỗ lực kiên cường vượt khó, chịu đựng hy sinh, gian khổ, Chủ tịch nước trân trọng cảm ơn các tổ chức thiện nguyện, tấm lòng nhân ái, thương người như thể thương thân trong thời gian qua đã hết lòng cống hiến cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao 40 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố với niềm tin tưởng nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đồng lòng, chung sức vượt qua đại dịch trong thời gian sớm nhất.

 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, thành phố sẽ thực hiện quyết liệt, thực chất, hiệu quả Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các chỉ đạo của Trung ương; cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô sẽ cố gắng hơn nữa, đoàn hết hơn nữa, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong phòng ngừa, ngặn chặn và đẩy lùi dịch bệnh.

Công Thọ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ngày 23/1, Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (gọi tắt là Ban chỉ đạo) ban hành Công văn số 35/CV-BCĐTKNQ18 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động