Thứ sáu 24/01/2025 00:33

Chùa An Sơn những dấu ấn thời gian

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chùa An Sơn tọa lạc ở thôn An Định, xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ, Tĩnh Quảng Ngãi. Ngôi chùa nằm trên một khuôn viên khoảng đất có mô hình thoáng rộng, xung quanh có bóng cây che mát lưa thưa. Phương vị chùa lưng tựa hướng tây, mặt ngó về chánh Đông. Đây là vị trí phong thủy đặc biệt của ngôi chùa mà người xưa đã chọn sẵn.
Chùa An Sơn tọa lạc ở thôn An Định, xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ, Tĩnh Quảng Ngãi
Chùa An Sơn tọa lạc ở thôn An Định, xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ, Tĩnh Quảng Ngãi

Phía sau chùa tiếp giáp cánh đồng lúa trải dài xanh tươi, tận chân núi, xuyên qua lưa thưa các dãy tre dừa phủ xanh rậm rạp che mát cho các làng quê. Nhìn ra xa, dãy Núi là một bình phong hùng vĩ hòa hợp với thiên nhiên, gồm có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, có độ cao trung bình chắn ngang dọc dài từ Bắc vào Nam tạo nên một cảnh quan phong thủy, hữu tình.

Vào thập niên 1950 mặt dù chiến tranh rất tàn khốc nhưng vẫn không làm thôi chí những người con Phật ở thôn An Định nói riêng và nhân dân trong xã Phổ Long (Phổ Thuận ngày nay) đã nhen nhóm ý tưởng thành lập ngôi Tam Bảo để cho bà con Phật tử có nơi nương tựa tinh thần, và dưới sự vận động của dân làng thì ngôi Tam bảo được hình thành vào mùa xuân 1957( đinh mậu) với tên Chùa Long Quang do thầy Thích Phước Long làm trụ trì,và thầy Thích Giải Minh là Tăng chúng.

Công tác từ thiện cho người nghèo luôn đươc diễn ra thường xuyên tại chùa An Sơn
Công tác từ thiện cho người nghèo luôn đươc diễn ra thường xuyên tại chùa An Sơn

Kể từ đó, dẫu cho nắng nóng miền Trung khắc nghiệt làm cho đời sống bà con thêm phần khó khăn, thì ngay tại nơi đây, bằng sức lao động và sự siêng năng chăm chỉ của mình bà con đã dệt nên cảnh tượng yên bình của một vùng quê Nam Trung bộ. Nhìn ra xa, dãy Núi là một bình phong hùng vĩ hòa hợp với thiên nhiên, gồm có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, có độ cao trung bình chắn ngang dọc dài từ Bắc vào Nam. Đó là mái chùa nằm dựa vào núi rừng, ngay sát đó là cánh đồng lúa bao la như ngầm nói lên mong ước của bà con, mong ước một đời sống yên bình, cùng nhau tu tập bên mái chùa An Sơn.

Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Trụ trì chùa An Sơn cùng các em học sinh
Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Trụ trì chùa An Sơn cùng các em học sinh

Sau khi chiến tranh kết thúc, bà con bắt đầu xây dựng lại quê hương, cũng là lúc mọi người nghĩ đến ngôi Tam bảo năm xưa. Với mong muốn, Tam Bảo sẽ dẫn lối hướng bà con trong vùng tới cuộc sống hiền lương, yên bình như trước, thầy Phước Long đã đứng ra kêu gọi mọi người, và được sự ủng hộ của dân làng, người góp công kẻ góp của, thành lập được chùa trên vùng đất mới đó là gò Cây Da,(vì lúc xưa nơi đây có cây đa rất lớn, tán cây che phủ cả một vùng, nên người ta gọi gò cây da ) với tên gọi là chùa “An Sơn”. Thầy đã truyền thừa Phật Pháp, hướng dẫn bà con tu tập, giúp đỡ bà con có nơi nương tựa tinh thần để an cư lạc nghiệp, đạo lí Hanh Thông. Chùa được xây dựng trên đất của ông (Nguyễn Đại ,NGuyễn Nuôi ,Nguyễn Thị Liễn hiến và do các ông Dương xuân, Phạm Thảo… vv làm BHT) nhờ sở nguyện của và ý chí kiên cường của người con Phật đã quy tụ được rất đông đảo bà con Phật tử, và bấy giờ chùa cũng là nơi ẩn náu hoạt động của chiến sĩ cách mạng.

Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Trụ trì chùa An Sơn phát quà cho các em học sinh nhân dịp Trung Thu Yêu Thương
Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Trụ trì chùa An Sơn phát quà cho các em học sinh nhân dịp Trung Thu Yêu Thương

Trải qua bao khó khăn thăng trầm lịch sử, thì đến năm 1976 thầy Phước Long tuổi tác ngày một lớn,sức khỏe ngày một yếu đi,nên đã gọi thầy Giải Minh trở về để trông coi ngôi Tam Bảo, đến năm 1980 thì thầy Phước Long viên tịch, từ đó thầy Giải Minh lên làm trụ trì, tiếp tục công việc hoằng Pháp lợi sanh, đến năm 2010 thầy Giải Minh viên tịch ,từ đó chùa vắng bóng Tăng ,trong thời gian này chùa được ban Hộ tự và bà con nơi đây gìn giữ. Hằng năm dân làng lo việc cúng kiến, hương quả.

Trải bao tháng năm, dẫu thời gian có làm mờ đi bao cảnh sắc nơi vùng quê này, dẫu cuộc sống nhiều thay đổi, song giá trị và kho tàng Phật pháp vẫn còn sống động và hiện hữu trong đời sống của mỗi người dân nơi làng quê yên bình; để rồi cũng từ đây tạo nên những mối lương duyên để Ban Hộ tự kiên trì đi tìm thầy về cho dân làng.

Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Tặng quà cho các thanh niên xã Phổ Thuận lên đường nhập ngũ
Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Tặng quà cho các thanh niên xã Phổ Thuận lên đường nhập ngũ

Năm 2018, biết được tin có một người con xứ Quảng đang tu tập tại chùa Hoằng Pháp, ban Hộ Tự đã không quản ngại đường xá xa xôi, đi đến tổ đình Hoằng Pháp, thỉnh Đại đức Thích Tâm Khuyến trở về quê hương cùng dựng xây ngôi Tam bảo An Sơn.

Không phụ lòng bà con, Thầy Tâm Khuyến đã nỗ lực học hành và ngay sau khi hoàn thành chương trình Cao đẳng Phật học, Thầy đã trở về cùng ban Hộ tự tổ chức các khoá tu dành cho thanh thiếu niên và tu một ngày an lạc. Song song với các khoá tu, Thầy vẫn luôn tâm niệm, làm thế nào để bà con có thể hiểu Phật pháp rồi ứng dụng vào cuộc sống mang lại an lạc trong chính cuộc sống hiện tại. Làm được điều đó thầy mới có thể trả được chút ơn Tam bảo cũng như ơn của bà con đã luôn hướng tâm về Thầy. Chính vì lẽ đó, ngày ngày cùng với bà con, các thời khoá kinh kệ luôn được thầy tinh tấn tụng các thời, ngưỡng mong sao chư Phật mười phương, các vị long thần hộ pháp hộ trì cho đạo tràng được an lành, bà con không bị thiên tai bão lũ hoành hành, có một đời sống bình yên nơi chốn này.

Kể từ lúc Đại Đức Thích Tâm Khuyến tiếp quản ngôi chùa An Sơn này giờ đây đã trở thành nơi tu tập của bà con phật tử xa gần mà còn là nơi có truyền thống làm từ thiện xã hội như: cứu trợ nạn nhân bị thiên tai lũ lụt ở các tỉnh thành trong cả nước, tặng quà cho người nghèo trong những ngày lễ, tết, tặng quà cho các em học sinh hiếu học, tặng quà cho các thanh niên lên đường nhập ngũ....

Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Tặng quà cho dân nghèo địa phương
Đại Đức Thích Tâm Khuyến- Tặng quà cho dân nghèo địa phương

Tấm lòng nhân ái của Đại Đức Thích Tâm Khuyến thật đẹp biết bao, đã thấu hiểu và hết lòng chia sẻ khổ đau, bệnh tật với người nghèo. Thầy đã nêu gương sáng về mục đích tu hành: Tốt đời đẹp đạo. Với một trái tim nhân hậu, cung cách khiêm cung, kinh qua đủ bước thăng trầm của nhân thế. Thầy thường tâm sự với chúng tôi rằng “ Chúng ta thật may mắn là được tu tập theo phật pháp. Cả cuộc đời tu hành của tôi chỉ có một ước nguyện duy nhất là mang lại niềm vui, hạnh phúc, sự an lạc cho tất cả mọi người”. không kể hết những tấm lòng từ bi của thầy và Phật tử chùa An Sơn. Họ đã phát tâm Bồ Tát biến những giấc mơ của người nghèo thành sự thực. Mỗi chuyến đi, họ mang đến cho bà con nông dân nghèo, những em nhỏ vùng quê xa xôi những món quà đầy ý nghĩa.

Theo Đại Đức Thích Tâm Khuyến, để làm được những việc như trên ngoài lòng yêu thương con người phải có lòng hạnh từ bi của nhà Phật cộng với tinh thần tự giác của bản thân trên tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc trong công tác từ thiện xã hội với phương châm hoạt động của giáo hội “ Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội” và hoàn thành sứ mệnh của người con Phật.

Văn Dũng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động