Thứ năm 23/01/2025 20:23

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 16/8, tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI cùng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ”.
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ
Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Duy Linh)

Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 và thảo luận về những thách thức cũng như kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhở và vừa do nữ làm chủ.

Tham dự và phát biểu tại hội thảo có bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI; Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT, Bà Linda Percy, Quyền Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.

Chuyển đổi số là cách thức giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Phát biểu tại hội thảo, Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT cho biết, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ đã và đang có đóng góp rất tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. Hiện nay, hội đồng DNNVV do phụ nữ làm chủ chiếm khoảng 24 – 25% tổng số doanh nghiệp và có những đóng góp rất tích cực thông qua tạo việc làm cho người lao động, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ
Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Duy Linh)

Tuy nhiên, khu vực DN do phụ nữ làm chủ vốn đa phần có quy mô siêu nhỏ và vừa cho nên nó có những khó khăn và hạn chế. Đó là những khó khăn về tài chính, về nguồn lực, về công nghệ. Đồng thời, do sức ép của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, sức ép về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như biến đổi khí hậu, đặc biệt là đại dịch Covid-19 khiến các khó khăn trở nên chồng chất hơn bao giờ hết.

Câu chuyện chuyển đổi số đang là cách thức giúp cho các DN có thể vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh mới. “Câu chuyện chuyển đổi số như chúng ta đã từng nghe rất nhiều trong thời gian gần đây là cách thức giúp thông tin, dữ liệu trong các DN được luân chuyển một cách trơn tru an toàn và hiệu quả”, bà Hương nhấn mạnh.

Các thông tin, dữ liệu này được luân chuyển giữa các khu vực, các bộ phận của DN có thể từ khâu khách hàng đến bộ phận kế toán, hay từ khâu lưu kho, dây chuyền sản xuất, hay từ bộ phận an ninh đến lãnh đạo cấp cao. Việc kết nối liên thông giữa các bộ phận này giúp tăng cường hiệu quả minh bạch trong quản trị DN, giúp tối ưu hóa năng xuất lao động cũng như giảm chi phí…

Tuy nhiên, chuyển đổi số như thế nào để hiệu quả và phù hợp cho các DN luôn là một bài toàn khó. Việc ứng dụng một phần hay toàn bộ công nghệ số còn phụ thuộc vào rất nhiều đặc thù của DN, phụ thuộc vào tính chất sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực và năng lực của DN. Nguồn lực ở đây là cả về con người, cả về tài chính, mục tiêu, tầm nhìn của từng DN.

Nhận thức về từng nhu cầu và tầm quan trọng này, ngay từ đầu 2021 nhờ sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển kinh tế Hoa Kỳ, thông qua dự án… Bộ KH&ĐT đã ban hành ra chương trình hỗ trợ DN chuyển đổi số 2021 – 2025 giao cho Cục Phát triển và DN làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành địa phương triển khai về chương trình này.

Sau hơn 1 năm triển khai chúng tôi nhận thấy rằng các DN nhỏ và vừa nhất là các DN do phụ nữ làm chủ còn gặp nhiều những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Trong quá trình hoạt động đã lộ ra những vấn đề cơ bản như chuyển đổi số bắt đầu từ đâu, làm thế nào để có thể chuyển đổi số và cụ thể theo các cấp độ của DN như nhân sự, tài chính và những giải pháp cho vấn đề chuyển đổi kỹ thuật số. Chính vì vậy trong các chương trình hỗ trợ DN chuyển đổi số đã thiết kế ra 3 gói hỗ trợ phù hợp với các cấp độ của từng DN như: Gói bắt đầu CĐS (Start Digital), Gói Tăng tốc CĐS (Grow Digital), Gói CĐS hướng tới toàn cầu (Go Digital-Go Global).

90% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ mong muốn tham gia chương trình chuyển đổi số

Còn theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), Chuyển đổi số là xu thế tất yếu giúp các DN trong đó có các DN do phụ nữ làm chủ không tụt hậu so với các DN khác trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, cũng là giải pháp giúp DN thích ứng với khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai và do biến đổi khí hậu gây ra.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Duy Linh)

Theo khảo sát, trước khi Covid-19, chỉ có 20% các DN Việt Nam quan tâm đến chuyển đổi số nhưng chỉ sau 6 tháng đã lên đến 70%. Và đến năm 2020, 50% các DN đã từng bước thực hiện chuyển đổi số trong DN của mình. Khảo sát nhanh về tinh thần sẵn sàng chuyển đổi số của các DN do phụ nữ làm chủ thì đã có 1 con số rất đáng ngạc nhiên là đến 90% các DN do phụ nữ làm chủ đều mong muốn được đào tạo được tập huấn được tham gia vào chương trình chuyển đổi số. Đây là con số rất là đáng mừng và cũng là động thái đầu tiên về việc thay đổi nhận thức trong lớp lãnh đạo trong khu vực DN do phụ nữ làm chủ.

“Và chúng ta rất may mắn được có sự vào cuộc của Chính phủ, để kích hoạt một nền kinh tế số, một xã hội số và hỗ trợ cho DN, thúc đẩy cho chuyển đổi số nhanh hơn bằng chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã đưa ra một tầm nhìn rất rõ ràng: Đó là VN sẽ trở thành 1 quốc gia số ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản toàn diện và căn bản các điều hành của chính phủ, hoạt động của DN, phương thức làm việc của người dân và môi trường chuyển đổi số an toàn trên mọi giải pháp”, bà Minh cho biết.

Hưởng ứng định hướng phát triển chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đã đưa ra 3 đột phá chiến lược, trong đó có 1 đột phá chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số trong cộng đồng DN, đẩy mạnh thực hiện số trong DN tạo nền tảng để DN nắm bắt cơ hội, thay đổi cơ hội kinh doanh, cơ cấu lại sản phẩm vào thị trường, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho DN.

Hội đồng DN Việt Nam nhân dịp 20 năm thành lập đã ra mắt chương trình chuyển đổi số dành cho các DN cho phụ nữ làm chủ năm 2021 và rất nhiều các chương trình của Bộ Công thương, Bộ KH&ĐT… của các tập đoàn đa quốc gia như Google, Facebook… Tuy nhiên trên thực tế quá trình chuyển đổi số của các DN Việt Nam, đặc biệt là các DN do phụ nữ làm chủ đã gặp nhiều những khó khăn thách thức. Về nguồn lực tài chính để chuyển đổi số, về thay đổi nhận thức văn hóa kinh doanh cho phù hợp với môi trường số, nhận thức và năng lực của người lãnh đạo và cả người lao động trong DN tiếp cận và lựa chọn các giải pháp công nghệ chuyển đổi số phù hợp với DN của mình.

Nắm bắt được nhu cầu của các Hội viên, Hội đồng DN nữ VN đã phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao kỹ năng số và và từ năm 2017 đến nay đã triển khai được hơn 100 hoạt động với hơn 10.000 lượt học viên tham gia chương trình.

Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025

Giới thiệu về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ KH&ĐT, Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Cục Phát triển doanh nghiệp cho hay, trước đây, khi chưa có chuyển đổi số, doanh nghiệp khi muốn tiếp cận khách hàng sẽ phải di chuyển rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp nữ. Tuy nhiên, thông qua chuyển đổi số doanh nghiệp đã mở rộng tệp khách hàng và thị trường tiềm năng, thậm chí vượt khỏi biên giới Việt Nam. Khi đã có thông tin của khách hàng rồi thì doanh nghiệp sẽ gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Qua đó, sáng tạo các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân sự. Nhờ đó tăng hiệu suất kinh doanh và sản xuất. Cuối cùng, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

Qua khảo sát 1.300 doanh nghiệp, khó khăn chính của doanh nghiệp khi chuyển đổi số là khó khăn về Chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số; ngoài ra còn có khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh; thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số; thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số …

Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong giai đoạn 2021-2025, ngày 7/1/2021, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã phê duyệt Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đối số giai đoạn 2021-2025. Theo đó, chương trình nhằm hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

Mục tiêu cụ thể của chương trình là đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được tiếp cận thông tin từ chương trình và nâng cao kiến thức về chuyển đổi số; 100 doanh nghiệp là các thành công điển hình về chuyển đổi số từ “doing digital” đến “being digital”; 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ Chương trình (sử dụng công cụ từ đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, kết nối các giải pháp; Hình thành mạng lưới chuyên gia gồm các tổ chức, cá nhân, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số.

Bà Linda Percy, Quyền Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho hay, Dự án USAID LinkSME và Bộ KH&ĐT đã hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có 10 doanh nghiệp do nữ làm chủ để cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất bằng cách áp dụng lộ trình chuyển đổi số, các giải pháp truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử.

Trong thời gian tới, sẽ có khoảng 150 doanh nghiệp do nữ làm chủ sẽ được hỗ trợ nhằm thúc đẩy lộ trình chuyển đổi số và hàng nghìn nữ doanh nhân sẽ được tiếp cận những kiến thức và thông tin về chuyển đổi số thông qua các hội thảo và đào tạo do Dự án USAID LinkSME tổ chức.

Bà Linda Percy, Quyền Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho hay, Dự án USAID LinkSME và Bộ KH&ĐT đã hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có 10 doanh nghiệp do nữ làm chủ để cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất bằng cách áp dụng lộ trình chuyển đổi số, các giải pháp truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử.

Trong thời gian tới, sẽ có khoảng 150 doanh nghiệp do nữ làm chủ sẽ được hỗ trợ nhằm thúc đẩy lộ trình chuyển đổi số và hàng nghìn nữ doanh nhân sẽ được tiếp cận những kiến thức và thông tin về chuyển đổi số thông qua các hội thảo và đào tạo do Dự án USAID LinkSME tổ chức.

Hà Nội thực hiện chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em phục vụ chuyển đổi số Hà Nội thực hiện chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em phục vụ chuyển đổi số
Thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn Thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn
Đẩy mạnh phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Đẩy mạnh phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Mỗi chuyến bay là một hành trình độc đáo, chất chứa những câu chuyện riêng biệt của từng con người. Với thông điệp đó, MV “Bay không ngần ngại” chính thức ra mắt, như một lời khích lệ mỗi người hãy bay cao, bay xa mà không ngần ngại.
Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.
“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

Tại buổi đào tạo và ươm mầm doanh nhân trong chương trình Build CEO với chuyên đề “Dẫn dắt đội ngũ vượt qua thách thức” do Hội đồng Doanh nhân Việt - VCC (Vietnam CEO Council) tổ chức, sự kiện đã mang đến những chia sẻ chân thực, đầy giá trị cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mở ra “chìa khóa” trong việc gắn kết và phát triển thương hiệu.
Giá xăng giảm nhẹ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Giá xăng giảm nhẹ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá xăng dầu. Tại kỳ điều hành lần này, liên Bộ không trích hay chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025 - XSMB 23/1/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025 - XSMB 23/1/2025 - XSMB

XSMB 23/1/2025. KQXSMB 23/1/2025. XSMB 23/1. KQXSMB 23/1. Xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025.
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 23/1/2025 - XSMT 23/1 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 23/1/2025 - XSMT 23/1 - KQXSMT

XSMT 23/1/2025. XSMT. KQXSMT 23/1/2025. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 23/1/2025. Kết quả xổ số miền Trung ngày 23/1. XSMT 23/1. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung thứ Năm. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Hạ tầng của Việt Nam trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng, với hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn được triển khai, mở ra những cơ hội mới tiềm năng cho thị trường bất động sản.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1 ghi nhận giao dịch tích cực ở hầu hết cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn. Nhờ đó, VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda đã chính thức thông báo khai tử mẫu xe Mazda6 tại thị trường Autralia sau 22 năm hiện diện. Quyết định này đánh dấu một bước lùi của dòng xe từng được yêu thích, khi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khắt khe mới tại quốc gia này.
Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu đãi.
Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa chính thức trình làng Vespa 946 Snake – phiên bản giới hạn mới nhất thuộc dòng xe tay ga siêu sang mang tính biểu tượng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động