Chủ nhật 02/02/2025 19:38
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Có cơ chế đặc thù, vượt trội cho Thủ đô phát triển

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của Thành ủy làm việc với Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Bộ mặt phố phường Hà Nội ngày càng khang trang, ví như tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng.				Ảnh: Khánh Huy
Bộ mặt phố phường Hà Nội ngày càng khang trang, ví như tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng. Ảnh: Khánh Huy

Nội dung dự thảo Luật bám sát 9 nhóm chính sách

Báo cáo về tình hình soạn thảo và nội dung chính của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, mặc dù thời gian gấp, nhưng nhờ công tác phối hợp hiệu quả giữa các bên liên quan, nhất là giữa Bộ Tư pháp và các cơ quan TP Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và Tờ trình đã được hoàn thành bảo đảm công phu, dày dặn.

Ngày 9/6/2023, Bộ Tư pháp đã đăng tải hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngày 13/7/2023, Bộ Tư pháp có Công văn gửi lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng Thủ đô.

Theo Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 6 chương, 59 điều; tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012 hiện hành. Các điều khoản của dự thảo Luật được xây dựng để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, chính xác nhất đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các nghị khác của Đảng có liên quan.

Về một số nội dung lớn của Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cho biết, nội dung dự thảo Luật bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước. Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất TP Hà Nội và cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, bảo đảm điều kiện cần thiết để thực hiện tốt các công việc tiếp theo trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện, làm việc với các bộ, ngành có liên quan và trình các cấp có thẩm quyền Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bảo đảm thống nhất, xuyên suốt

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc của Ban soạn thảo và Tổ biên tập Luật Thủ đô (sửa đổi) trong một thời gian rất ngắn đã hoàn thành bản thảo với nội dung đã thể hiện được một số cơ chế có tính khả thi. Bản thảo lần này có chất lượng tốt hơn hẳn phiên bản trước đó.

Nhấn mạnh Luật Thủ đô chỉ có một và có ý nghĩa đặc biệt nên Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý các cơ quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ tham gia xây dựng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đóng góp để hoàn thiện hơn nữa dự thảo Luật bảo đảm chất lượng; phải rút kinh nghiệm từ hạn chế của Luật Thủ đô 2012, thể hiện bằng được yêu cầu mà Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra là có cơ chế đặc thù, vượt trội cho Thủ đô phát triển.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, mấu chốt là phân cấp, giao quyền mạnh hơn cho Thủ đô, nhưng phải có cơ chế tương ứng để Thủ đô thực hiện; phải nhận thức rõ rằng, phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Thủ đô mà còn là trách nhiệm của cả nước; không chỉ huy động nguồn lực trong nước mà còn phải huy động cả nguồn lực ngoài nước. Luật Thủ đô (sửa đổi) phải giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ...

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý một số nội dung mang tính kỹ thuật và vấn đề cần thiết để thống nhất nhận thức như: Việc sử dụng từ "Thủ đô" bảo đảm thống nhất, xuyên suốt vì đây là Luật Thủ đô; nêu khái niệm "thành phố trực thuộc Thủ đô" ở mức vừa phải, vì việc thực hiện phải căn cứ vào quy hoạch và các điều kiện cụ thể thực tế...

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, Bộ Tư pháp, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, cố gắng hết sức, làm việc hiệu quả nhất để xây dựng và hoàn thiện dự thảo có chất lượng rõ nét, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thiêng liêng đối với Thủ đô. Mục tiêu là phải hoàn thiện dự thảo và Tờ trình để báo cáo Chính phủ ký trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/9/2023.
Tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục phấn đấu, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững hơn!
Tạo đà cho kinh tế Thủ đô phát triển
Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế vượt trội để Thủ đô phát triển vượt bậc
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động