Thứ năm 23/01/2025 11:12

Cởi mở - Tính chất riêng khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cơ sở

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khi tiếp xúc với bất cứ đối tượng nào, hòa giải viên cần tạo không khí nói chuyện cởi mở giữa các bên tranh chấp để xây dựng niềm tin và hiểu biết lẫn nhau. Tạo không khí cởi mở được coi là bước đầu tiên của quá trình hòa giải.

So với phán quyết, hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp khá cởi mở. Tại các phiên tòa, chỉ các quyền bị tranh chấp, yêu cầu và các tình tiết và lý do liên quan của các bên được xét xử. Nếu các tình tiết do các bên nêu ra không liên quan trực tiếp đến vụ án, thì dù các bên tự cho rằng chúng quan trọng đến mức nào, thì tòa án sẽ loại trừ với lý do không liên quan đến vụ án. Quyết định của tòa án chỉ có thể được đưa ra đối với các yêu cầu của nguyên đơn.

Trong hòa giải tại cơ sở, các bên có quyền tự do đưa ra những tình tiết mới để giải quyết mâu thuẫn bất cứ lúc nào
Trong hòa giải tại cơ sở, các bên có quyền tự do đưa ra những tình tiết mới để giải quyết mâu thuẫn bất cứ lúc nào

Hòa giải thì khác. Mặc dù hòa giải viên phải đối mặt với một tranh chấp tương đối nhất định ở giai đoạn đầu nhưng các bên có quyền đưa ra những tình tiết mới trong quá trình hòa giải bất cứ lúc nào. Những tình tiết mới này thường phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc giữa các bên mà các bên thực sự muốn giải quyết. Chính vị vậy hòa giải viên cần tạo không khí tích cực, khiến một số người có không có cảm giác như đang bị hỏi cung hay phán xét mà bộc bạch những nút thắt trong mâu thuẫn.

Trong quá trình thương lượng hòa giải, ngoài việc bày tỏ sự chân thành và hợp tác, các bên phải có đủ sự mềm dẻo và linh hoạt, hòa giải viên giúp các bên tìm ra điểm chung về lợi ích, suy nghĩ theo một lập trường chung tích cực hơn, gần nhau hơn, và cuối cùng đi đến một kết quả thỏa thuận hòa giải mà đôi bên cùng có lợi. Thương lượng giúp thể hiện đầy đủ ý chí chủ quan của các bên trong quá trình hòa giải, mong muốn của các bên được tôn trọng hoàn toàn và việc giải quyết tranh chấp dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên. Đây cũng chính là lý do mà các thỏa thuận hòa giải thành nói chung có thể được các bên chủ động thực hiện.

Tính “mở” của nội dung hòa giải còn thể hiện ở nội dung thỏa thuận hòa giải đạt được, khác với bản án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật của tòa án khi chỉ hướng vào yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn để hình thành bản án. Ví dụ, khi nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường do vi phạm hợp đồng và tòa án cho rằng bị đơn vi phạm hợp đồng thì tòa án chỉ có thể xét xử bị đơn bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn và giải quyết các tranh chấp tồn tại trước khi khởi kiện.

Trong khi đó, hòa giải tại cơ sở không phải lúc nào cũng phụ thuộc những gì đã xảy ra trong quá khứ. Các bên đều có thể hướng tới tương lai để tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp. Bên vi phạm và bên bị thiệt hại hoàn toàn có quyền đề xuất, thực hiện một giao dịch dân sự mớimà bên vi phạm có cơ hội bù đắp thiệt hại mình gây ra một cách nhẹ nhàng hơn nhiều so với các chế tài trong quy định pháp luật. Như vậy, những tổn thất gây ra cho bên kia do vi phạm trước đó không chỉ giải quyết được các tranh chấp trong quá khứ mà còn phát triển các quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Anh Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động