Thứ năm 23/01/2025 03:01
Trang bị kiến thức pháp luật cho hòa giải viên

Hòa giải mâu thuẫn thế nào cho đúng?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở
Hòa giải mâu thuẫn thế nào cho đúng?
Một buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Khánh Phong

Hỏi: Anh Lê Văn Do muốn hòa giải viên thực hiện hòa giải mâu thuẫn giữa ông và người hàng xóm. Ông muốn biết pháp luật quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đối với trường hợp này, hòa giải viên cần căn cứ theo quy định nào?

Trả lời:

Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở như sau: Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở; Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi; khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật Hòa giải ở cơ sở; tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Như vậy, nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở được pháp luật quy định như trên.

Khi nào việc thực hiện di chúc miệng được công nhận? Khi nào việc thực hiện di chúc miệng được công nhận?

Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc di chúc miệng...

Tỷ lệ hòa giải thành trung bình đạt gần 85% Tỷ lệ hòa giải thành trung bình đạt gần 85%

Năm 2024, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đạt nhiều kết quả ...

Nguyễn Dũng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động