Đang xét xử cựu Phó Vụ trưởng Nguyễn Lộc An
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tham gia phiên toà. Ảnh: N.N |
Chủ toạ phiên toà là Thẩm phán Đặng Mạnh Cẩm Yến; thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử là 5 kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao và VKSND TP Hà Nội.
Liên quan đến vụ án, bị cáo Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt; Đỗ Thị Tuyết Nga, Kế toán trưởng Công ty Bách Khoa Việt, tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Lộc An đã yêu cầu Công ty Bách Khoa Việt đưa tiền cho mình và đổi lại được cấp phép kinh doanh xăng dầu.
Tại Công ty Bách Khoa Việt, quá trình điều tra xác định, năm 2012, bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, được An nói sẽ giúp kinh doanh xăng dầu.
Đầu năm 2013, bà Phương gọi điện thoại nhờ An giúp công ty mảng xăng dầu, khí đốt và được An hướng dẫn thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Hai năm sau, Công ty Bách Khoa Việt xin Bộ Công thương cấp phép làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Bộ Công thương cũng lập đoàn kiểm tra, giao An làm trưởng đoàn đi kiểm tra điều kiện thực tế của Công ty Bách Khoa Việt. Thời gian này, bà Phương gặp An tại Nhà khách Bộ Công thương, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, đưa 200 triệu đồng cho An để nhờ giúp đỡ. Do vậy, doanh nghiệp của bà Phương được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
![]() |
Các bị cáo tại toà. Ảnh: N.N |
Tháng 8/2015, bà Phương đến nhà An nhờ giúp Công ty Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và được An đồng ý.
Khi trao đổi, An nói đang có ý định mua một căn nhà to hơn nhưng không đủ tiền và gợi ý bà Phương hỗ trợ tiền mua nhà. Bà Phương hiểu Công ty Bách Khoa Việt đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu do An phụ trách và sắp tới phải được An giúp đỡ nên mới có thể được nâng cấp lên làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên phải đồng ý chi tiền.
Một tháng sau, An gọi điện thoại bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỷ đồng để mua nhà, dặn chuyển vào tài khoản vợ mình. Công ty Bách Khoa Việt sau đó làm đúng yêu cầu này.
Đầu năm 2016, bà Phương giao cho ông Đào Chí Kiên, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt, và ông Trần Ngọc Thành, nhân viên pháp chế Công ty Bách Khoa Việt, làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Nhưng do chưa đủ điều kiện nên An hướng dẫn hợp thức các điều kiện cấp phép. Được An giúp đỡ, Công ty Bách Khoa Việt đã được cấp giấy phép vào năm 2016.
Công ty Bách Khoa Việt sau đó có vi phạm trong việc trích lập, chỉ sử dụng, hạch toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cơ quan điều tra xác định, Công ty Bách Khoa Việt phải nộp hơn 107 tỷ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỷ đồng. Số tiền chưa nộp là hơn 105 tỷ đồng.
![]() |
Các luật sư tham gia tố tụng. Ảnh: N.N |
Trong vụ án này, bà Phương có hành vi đưa hối lộ 9 tỷ đồng để doanh nghiệp của mình được cấp phép sai quy định. Tuy nhiên từ khi chưa bị phát giác, bà Phương đã nhận thức sai phạm, chủ động làm đơn tố giác việc An nhận hối lộ và thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.
Từ tố giác của bà Phương, cơ quan điều tra đã khởi tố hình sự Nguyễn Lộc An và đồng phạm. Bà Phương được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 364 Bộ luật Hình sự.
VKSND cáo buộc, bị cáo An đã nhận hối lộ tổng 14,2 tỷ đồng. Trong đó, nhận của bà Phương 9,2 tỷ đồng và của bị cáo Nguyễn Tuấn Quỳnh 5 tỷ đồng.
Theo lời khai tại toà của cựu Phó Vụ trưởng Vũ Lộc An, trước khi xảy ra chuyện, bà Phương “làm ăn rực rỡ” khi từng khoe với bị cáo rằng có thể kiếm được 30 tỷ đồng/tháng. Thậm chí đã có lần bà Phương cầm rất nhiều sổ đỏ xòe ra trước mặt ông An và nói sẽ tặng cho cựu Phó Vụ trưởng 1 "sổ đỏ" tùy chọn nhưng bị cáo không lấy.
Bị cáo An thừa nhận, đã giúp đỡ bà Phương rất nhiều trong quá trình kinh doanh nên khi bị cáo nói đang tìm mua nhà, nữ đại gia tên Phương chủ động nói sẽ giúp. Sau khi bị cáo tính toán các khoản, thấy còn thiếu 9 tỷ đồng nên chỉ lấy khoản tiền này của bà Phương. Trong đó bị cáo vay của bà Phương 4 tỷ đồng.
Giải thích lý do chưa trả số tiền 4 tỷ đồng mà bị cáo khai là vay bà Phương, bị cáo An trình bày, vì bà Phương trốn nã, rồi bị bắt vì liên quan đến vụ án khác.
Trong khi đó, bị cáo Quỳnh vừa khóc vừa trình bày về tình cảnh bệnh tật của bản thân: "Thực sự lúc đó tôi chỉ nghĩ là bạn bè thì mua nhà ai cũng vay. Sau khi được CQĐT giải thích, tôi nhận thấy hành động của mình đúng là vi phạm pháp luật. Ông An cũng là người giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình kinh doanh”.
Phiên tòa dự kiến kéo dài nhiều ngày.
Trước đó, bị cáo An bị tuyên phạt 4 năm tù cũng về tội “Nhận hối lộ” trong vụ án sai phạm của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ và đồng phạm.
Lời nói sau cùng của các bị cáo trong vụ "đất hiếm" | |
Tuyên án cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cùng các bị cáo trong vụ đất hiếm |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại