Thứ sáu 24/01/2025 03:46

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ có khác nam giới hay không? Làm thế nào để phát hiện mình bị tiểu đường?

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ

Thực trạng bệnh tiểu đường ở nữ

Theo nghiên cứu của tạp chí Annals of Internal Medicine, trong khoảng năm 1971 đến năm 2000, tỷ lệ tử vong của người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đã giảm. Đây là một bước ngoặt lớn, phản ánh nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường.

Nhưng tin xấu là tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn ở mức báo động. Ngoài ra, sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa nhóm này và nhóm không mắc bệnh tiểu đường vẫn cao hơn gấp đôi.

Sở dĩ có sự khác biệt về dấu hiệu ở nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường là vì:

  • Phụ nữ thường được điều trị các yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch và các rối loạn liên quan đến bệnh tiểu đường ít tích cực hơn

  • Các biến chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ khó chẩn đoán hơn

  • Phụ nữ thường bị nhiều loại bệnh tim khác nhau hơn so với nam giới

  • Sự thay đổi hormone và viêm nhiễm cũng biểu hiện rất khác ở phụ nữ.

Những phát hiện này nhấn mạnh bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới rất khác nhau. Vậy triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ nào dễ nhận biết nhất?

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ giới không có quá nhiều sự khác biệt so với các triệu chứng ở nam giới. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số triệu chứng bệnh tiểu đường đặc trưng và chỉ xuất hiện ở nữ giới. Những triệu chứng phổ biến gồm:

  • Nhiễm trùng do nấm:

Nấm có thể phát triển ở bề mặt một số niêm mạc như niêm mạc miệng hoặc niêm mạc tử cung. Sự phát triển quá mức của một số loại nấm mà đặc biệt là nhiễm nấm candida có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng niêm mạc miệng và âm đạo. Đây cũng là hai loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở phụ nữ. Khi nhiễm trùng do nấm phát triển ở niêm mạc âm đạo, các triệu chứng mà chúng mang lại có thể bao gồm:

  1. Ngứa hoặc đau nhức âm đạo

  2. Ra nhiều dịch âm đạo

  3. Đau khi quan hệ tình dục

Nấm phát triển trong niêm mạc miệng thường tạo ra một lớp giả mạc màu trắng bao phủ lưỡi cũng như trong khoang miệng. Nồng độ glucose trong máu càng cao thì sự phát triển của nấm càng trở lên nghiêm trọng.

  • Nhiễm trùng tiết niệu:

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cao hơn ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Nhiễm trùng niệu phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra một số triệu chứng như:

  1. Đau rát khi đi tiểu

  2. Cảm giác nóng rát đường tiết niệu

  3. Nước tiểu có máu hoặc sẫm màu

  4. Mụn trứng cá

  5. Xuất hiện nhiều mụn trứng cá, đặc biệt ở mặt, ngực và lưng

Những triệu chứng trên không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng thận dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhiễm trùng đường tiết niệu gặp ở những người phụ nữ mắc tiểu đường chủ yếu là do hệ miễn dịch bị tổn hại khi lượng đường trong máu tăng quá cao.

  • Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới:

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến tình trạng tổn thương một số cơ quan đích, bao gồm cả các sợi thần kinh. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ran hoặc thậm chí mất cảm giác ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như tay, chân, hoặc âm đạo dẫn đến giảm ham muốn tình dục.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang:

Những rối loạn về mặt nội tiết tố ở phụ nữ có thể khiến nồng độ hormone nữ giới tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Những dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang liên quan đến bệnh đái tháo đường bao gồm:

  1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

  2. Tăng cân không kiểm soát

  3. Xuất hiện nhiều mụn trứng cá, đặc biệt ở mặt, ngực và lưng.

  4. Khô âm đạo

Ngoài ra hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra tình trạng kháng insulin dẫn đến lượng đường trong máu ngày càng tăng cao và khiến các triệu chứng của bệnh tiểu đường trầm trọng hơn ở nữ giới.

Có thể thấy, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ cũng có kha khá khác biệt với nam giới, do đó chị em phụ nữ cần theo dõi cơ thể mình để có thể phòng ngừa bệnh sớm nhất.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động