Chủ nhật 06/07/2025 19:10

Đầu tư nguồn lực con người, tài chính và công nghệ để truyền thông chính sách hiệu quả

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 1/11, Hội thảo khoa học quốc tế “Nguồn lực cho truyền thông chính sách” diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tạp chí Cộng sản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức.
Đầu tư nguồn lực con người, tài chính và công nghệ để truyền thông chính sách hiệu quả
PGS, TS. Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo gồm 1 phiên khai mạc và 2 phiên chuyên đề với 8 tham luận do các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trình bày. Phiên 1 tập trung vào thực trạng đầu tư, huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách.

Phiên 2 tập trung vào các kinh nghiệm, sáng kiến và giải pháp để bảo đảm nguồn lực cho các cơ quan báo chí truyền thông chính sách. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia Hàn Quốc đến từ Quỹ Xúc tiến Truyền thông Hàn Quốc và Đại học Korea.

Hội thảo đã làm rõ những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về truyền thông chính sách; kinh nghiệm và cách làm hay trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách tại các bộ, ngành và các cơ quan báo chí. Chỉ thị số 7/CT-TTg, ngày 21/3/2023, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách đã tạo ra sự chuyển động rõ nét trong nhận thức và cách tiếp cận của các bộ, ngành và cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách.

Truyền thông chính sách trở thành phần thiết yếu, gắn liền với quy trình chính sách từ bước hoạch định, ban hành, thực thi đến đánh giá chính sách. Truyền thông chính sách không chỉ bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân mà còn nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ, các bộ, ngành, góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhờ tổ chức tốt công tác truyền thông chính sách, chính sách được người dân tiếp nhận, ủng hộ và thực hiện.

Các đại biểu tham gia Hội thảo nhấn mạnh, sự quan tâm và các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác truyền thông chính sách là một nguồn lực quan trọng cho công tác này. Bên cạnh đó, các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan báo chí cần tăng cường đầu tư nguồn lực con người, tài chính, công nghệ và các nguồn lực khác để truyền thông chính sách hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực thi chính sách.

PGS.TS Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản chia sẻ tại hội thảo
PGS.TS Phạm Minh Tuấn - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản chia sẻ tại hội thảo.

PGS,TS. Phạm Minh Tuấn - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản - cho rằng, các cơ quan báo chí là lực lượng chủ lực trong công tác truyền thông chính sách. Khi truyền thông chính sách tốt, các nhà báo xây dựng diễn đàn chính sách, tạo cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân. Báo chí giúp người dân tiếp nhận thông tin chính sách đồng thời tham gia vào quá trình hoạch định, thảo luận, phản biện chính sách đúng với tinh thần “lấy người dân làm trung tâm” trong truyền thông chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Ông Lee Byung Hwa - Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam - cho rằng, “nhận thức được tầm trọng của truyền thông chính sách, truyền thông chính phủ với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, từ năm 2016 đến nay, KOICA Việt Nam đã đồng hành, hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong dự án nâng cao năng lực thực thi chính sách của chính phủ. Chính sách tốt được truyền thông tốt sẽ được người dân tiếp nhận, ủng hộ và thực hiện, mang lại lợi ích chung cho xã hội. Muốn truyền thông chính sách hiệu quả, chúng ta cần đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp, có lòng yêu nước”. Dự án này nằm trong khuôn khổ Chương trình phát triển và nâng cao năng lực vì tương lai của KOICA (Capacity Improvement and Advancement for Tomorrow - CIAT). CIAT nhằm phát triển kỹ năng chuyên môn và tri thức thông qua cơ hội đào tạo, bồi dưỡng và trải nghiệm tại Hàn Quốc.

PGS, TS. Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng, trong bối cảnh truyền thông số và bùng nổ thông tin hiện nay, cần đào tạo các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp. Từ năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở chương trình cử nhân truyền thông chính sách nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bộ, ngành và cơ quan báo chí.

PGS, TS. Phạm Minh Sơn nhấn mạnh, “việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường truyền thông chính sách. Bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, phông kiến thức chính trị, kinh tế và xã hội, nhà báo, nhà truyền thông chính sách cần tham khảo mô hình, kinh nghiệm quốc tế”.

Hội thảo khoa học quốc tế “Nguồn lực cho truyền thông chính sách” là hoạt động trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ (giai đoạn 2) do KOICA tài trợ. Hội thảo là hoạt động thường niên, diễn ra từ năm 2016 trở lại đây.

Tăng cường công tác truyền thông chính sách Tăng cường công tác truyền thông chính sách
Truyền thông chính sách cần được thực hiện “từ sớm, từ xa” Truyền thông chính sách cần được thực hiện “từ sớm, từ xa”
PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí đã thực sự hòa mình vào dòng chảy của thực tiễn cuộc sống
Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn 06-HD/TW ngày 9/6/2025 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định trong Điều lệ Đảng. Hướng dẫn 06-HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Hơn 280 triệu lượt ý kiến đóng góp cùng tỷ lệ tán thành lên tới 99,75% – những con số ấn tượng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân và sự đồng thuận mạnh mẽ đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực từ 1/7/2025; sửa đổi một số quy định về lệ phí trước bạ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/6 - 4/7/2025.
HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

Theo Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, triển khai Luật Thủ đô 2024, Hà Nội ban hành 98 nội dung; từ đầu năm 2025 đến nay đã ban hành 24 văn bản theo thẩm quyền và trong kỳ họp này, HĐND TP tiếp tục xem xét 10 nội dung triển khai Luật Thủ đô.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 4/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn, đảm bảo vận hành hiệu quả bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp mới.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.
Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn "Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động