Hà Nội tiên phong lan tỏa giá trị nông sản và tinh hoa làng nghề Việt
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Một điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP Hà Nội tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: VGP |
Dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, tính đến giữa năm 2025, toàn thành phố đã có 3.317 sản phẩm OCOP được đánh giá và phân hạng từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 6 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia, 1.571 sản phẩm đạt 4 sao và 1.718 sản phẩm đạt 3 sao. Với những con số ấn tượng này, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.
Không chỉ dừng lại ở số lượng, các sản phẩm OCOP của Hà Nội ngày càng được cải tiến mạnh mẽ về chất lượng, mẫu mã và khả năng truy xuất nguồn gốc. Nhiều sản phẩm không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn từng bước thâm nhập vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, thậm chí được chọn làm quà tặng trong các sự kiện ngoại giao.
Hiện nay, TP Hà Nội có hơn 1.300 hợp tác xã nông nghiệp, gần 1.600 trang trại và hơn 14.000 sản phẩm nông – lâm – thủy sản được cấp mã QR code, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc và xây dựng niềm tin từ người tiêu dùng.
Những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô
Các sản phẩm OCOP của Hà Nội ghi dấu ấn với sự đa dạng về ngành hàng và đặc trưng vùng miền. Nhiều sản phẩm đến từ các làng nghề truyền thống đã được nâng tầm thành thương hiệu tiêu biểu như bộ ấm chén gốm sứ "Hoa sen đỏ" của Gia Lâm hay các dòng gốm mỹ nghệ cao cấp của làng Bát Tràng – được công nhận là sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm chế biến cũng là thế mạnh nổi bật. Từ giò chả, nem chua, pate cho đến các sản phẩm từ nấm, rau củ, trà thảo dược, nước mắm – tất cả đều đang từng bước nâng cấp tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã thân thiện môi trường và có thể truy xuất nguồn gốc điện tử.
Đáng chú ý, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã phát triển 162 sản phẩm OCOP, trong đó có tới 116 sản phẩm đạt 4 sao, góp phần khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ của chương trình đến từng thôn, xã, hộ sản xuất.
![]() |
Chủ thể sản phẩm OCOP giới thiệu sản phẩm, quy trình sản xuất, chế biến an toàn đến khách hàng qua hình thức livestream. Ảnh: TTXVN |
Mở rộng kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Không chỉ chú trọng sản xuất, Hà Nội còn triển khai hệ thống phân phối, kết nối tiêu thụ bài bản cho sản phẩm OCOP. Hiện Tp duy trì khoảng 105–110 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử...
Song song, các sự kiện quảng bá được tổ chức thường xuyên với quy mô ngày càng lớn. Tuần lễ OCOP – Làng nghề Hà Nội tổ chức tháng 5/2025 tại phố đi bộ hồ Gươm thu hút hàng trăm gian hàng đến từ nhiều tỉnh thành. Hay sự kiện "Đặc sản OCOP – Hương sắc miền Trung và Tây Nguyên" tại huyện Thanh Trì với sự tham gia của hơn 100 gian hàng, 1.000 sản phẩm đặc trưng vùng miền.
Đặc biệt, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong tổ chức "Ngày hội Livestream OCOP", kết hợp hình thức truyền thông hiện đại với thương mại điện tử, giúp các chủ thể nhỏ lẻ tiếp cận người tiêu dùng trên nền tảng số.
Dù thành công bước đầu là rất đáng ghi nhận, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, để OCOP thực sự trở thành thương hiệu quốc gia, Hà Nội cần tập trung mạnh hơn vào chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy số lượng sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia vẫn còn hạn chế. Thành phố đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ nâng số lượng sản phẩm 5 sao lên ít nhất 36 sản phẩm.
Cùng với đó, nhiều chủ thể sản xuất OCOP hiện vẫn là doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình, hợp tác xã với nguồn lực hạn chế. Để khắc phục, TP Hà Nội đang triển khai các chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, bao bì, bảo hộ sở hữu trí tuệ và chuyển đổi số. Các lớp tập huấn về tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc được tổ chức thường xuyên.
Thành phố cũng đang đẩy mạnh xây dựng thêm các Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu sản phẩm làng nghề kết hợp du lịch. Đến nay đã có 16 trung tâm hoạt động, dự kiến tăng lên 21 trung tâm vào năm 2025, tạo không gian kết nối giữa sản xuất – tiêu dùng – trải nghiệm văn hóa bản địa.
Chương trình không chỉ đóng vai trò phát triển kinh tế nông thôn mà còn gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần tái cấu trúc nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.
![]() | Nâng tầm sản phẩm OCOP nông nghiệp và thực phẩm chế biến ở Hà Nội |
![]() | Gìn giữ bản sắc, tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các sản phẩm OCOP |
![]() | Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại