Thứ hai 14/04/2025 07:25

Đề xuất bỏ án tử hình với tội “Tham ô tài sản” và "Nhận hối lộ”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chuyên gia cho rằng, nếu xem xét bỏ án tử hình với các tội danh đó, cơ quan soạn thảo cần có kế hoạch truyền thông, phổ biến chính sách thật kỹ lưỡng, tránh gây ra ý kiến trái chiều trong xã hội.
Ảnh minh họa
Cân nhắc kỹ khi bỏ tử hình với tội “Tham ô tài sản” và "Nhận hối lộ”. Ảnh minh họa: T.A

Ưu tiên việc thu hồi tài sản để tránh thất thoát

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Dự án do Bộ Công an chủ trì soạn thảo gồm 3 phần, 26 chương, 433 điều, so với bộ luật hiện hành giữ nguyên 181 điều, sửa đổi 245 điều, bổ sung 6 điều, bỏ 18 điều.

Đáng chú ý, dự thảo Bộ luật, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án ở một số tội danh như: “Tham ô tài sản” (Điều 353) và "Nhận hối lộ” (Điều 354) Bộ luật Hình sự,...

Liên quan đến vấn đề này, nguyên Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt cho biết, một trong những mục tiêu cao nhất của đấu tranh với tội phạm tham nhũng là thu hồi tài sản cho Nhà nước, nên nếu chỉ tập trung “phạt cho thật nặng” không phải giải pháp tốt nhằm thực hiện mục tiêu này.

Theo ông Phạm Trọng Đạt, đề xuất trên sẽ khích lệ những người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, lập công chuộc tội. Đồng thời, khi “chừa lại đường sống” cũng giúp người phạm tội bằng mọi giá, tích cực động viên gia đình, huy động, vay mượn từ người thân, bạn bè... cùng phối hợp nộp lại các tài sản tham ô, tham nhũng, từ đó nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản.

Ông Phạm Trọng Đạt cũng cho biết, cần có tổng kết, đánh giá để tuyên truyền cho người dân thấy rõ không phải không tử hình là không xử lý nghiêm. Đồng thời, các cơ quan chức năng nên bỏ quy định về việc nộp lại 3/4 tài sản, thay vào đó yêu cầu người phạm tội tham nhũng phải nộp lại tối đa hoặc 100% tài sản.

“Đã là tiền tham ô, tham nhũng, bất chính thì người phạm tội phải nộp 100%, còn nếu nói 3/4 thì số tiền bất chính 1/4 còn lại đi đâu”, ông Phạm Trọng Đạt đề nghị.

Nêu quan điểm về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo xu hướng xã hội, việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình vẫn còn là một vấn đề được pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan điểm của nhà làm luật, ở mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về vấn đề này.

“Phần lớn các bị cáo phạm tội có thể là quan chức, chủ doanh nghiệp, người có chức vụ. Khi họ khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại thì không nên tử hình, chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn cao hoặc áp dụng phạt chung thân không ân xá. Trường hợp người phạm tội mà thi hành án tử hình sẽ không bảo đảm được việc thu hồi tài sản”, luật sư Nguyễn Hồng Thái phân tích.

Cũng theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Thay vì tước đoạt mạng sống, chúng ta bắt phạm nhân phải lao động suốt đời để biết thế nào là giá trị của lao động, bù đắp cho những mất mát của người bị hại, làm ra của cải vật chất đóng góp cho xã hội.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi bỏ án tử hình đối với một số tội

Thực tế cho thấy, kết quả thu hồi tài sản khắc phục thiệt hại từ các bị cáo trong các vụ án tham nhũng, kinh tế ngày càng cao. Điển hình như ngày 3/12/2024, Hội đồng xét xử của phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn tuyên án y án tử hình với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bản án phúc thẩm trên đã có hiệu lực pháp luật, song khi tuyên án Hội đồng xét xử cho rằng “nếu bị cáo tích cực khắc phục 3/4 hậu quả sẽ được xem xét chuyển sang chung thân”.

Tính đến ngày 3/4/2025, các cơ quan tố tụng đã thu hồi được khoảng 8.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ thu hồi thêm được 15.000 tỷ nữa của bị cáo Trương Mỹ Lan. Hiện tòa cấp cao TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục phiên phúc thẩm vụ án giai đoạn 2, dự kiến kết thúc vào ngày 21/4 tới đây.

Thực tiễn cho thấy, các trường hợp bị xử tử hình vì tội phạm tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn và ở độ tuổi nhất định. Nếu thay thế bằng tù chung thân không xét giảm, thì về lâu dài sẽ khó đạt được mục tiêu thu hồi tài sản tham nhũng, vì hình phạt không còn đủ áp lực buộc người phạm tội hợp tác.

Vụ trưởng Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hoài Nam cho biết, đối với các tội "Tham ô tài sản”, "Nhận hối lộ”, viện cũng đề nghị tiếp tục cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định bỏ hình phạt tử hình.

“Hiện nay, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng bộ máy trong sạch, thu hút đầu tư và tạo lập môi trường phát triển bền vững. Dù tư tưởng nhân văn, khoan hồng trong chính sách hình sự là xu hướng đáng khuyến khích, nhưng không vì thế mà lơi lỏng nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thực tiễn cho thấy, khi đối tượng đứng trước nguy cơ nhận án tử hình, thái độ và hành vi hợp tác thường thay đổi rõ rệt. Sức răn đe của mức án cao nhất này không chỉ thể hiện ở sự nghiêm khắc về pháp lý mà còn tạo ra áp lực buộc các đối tượng phải chủ động khắc phục hậu quả, đặc biệt là trong việc thu hồi tài sản tham nhũng”, ông Nguyễn Hoài Nam nêu rõ.

Về phía Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cũng nêu quan điểm cân nhắc kỹ lưỡng việc bỏ hình phạt tử hình đối với tội "Tham ô tài sản” và "Nhận hối lộ”. Bởi hai tội danh này có liên quan trực tiếp đến công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Thực tế cho thấy, những quy định nghiêm khắc hiện nay, trong đó có hình phạt tử hình, đã góp phần tạo ra hiệu quả rõ rệt trong việc thu hồi tài sản tham nhũng. Vì vậy, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị, nếu xem xét bỏ án tử hình với các tội danh này, cơ quan chủ trì cần có kế hoạch truyền thông, phổ biến chính sách thật kỹ lưỡng, tránh gây ra phản ứng trái chiều trong xã hội.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trong công tác thi hành án dân sự, số tiền thu hồi được từ các vụ án này trong năm 2023 là trên 20 nghìn tỷ đồng, năm 2024 là trên 22 nghìn tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2025, con số này đã là gần 10 nghìn tỷ đồng.
Đối diện mức án tử hình?
Lý do cựu Trưởng phòng Tài chính - Kế toán bị tuyên án tử hình?
Tuyên án tử hình cho kẻ hại sát hại cô gái cho thuê phòng trọ
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Người phụ nữ mất trắng 2,4 tỷ đồng vì đầu tư tài chính trực tuyến

Người phụ nữ mất trắng 2,4 tỷ đồng vì đầu tư tài chính trực tuyến

Dù không phải là thủ đoạn mới, nhưng thời gian vừa qua vẫn có nhiều người dân trở thành nạn nhân của lừa đảo đầu tư trực tuyến. Bằng những chiêu trò tinh vi, đánh vào lòng tham và sự cả tin, các đối tượng tiếp tục khiến nhiều nạn nhân sập bẫy, mất trắng hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng chỉ trong thời gian rất ngắn.
Lý do đôi nam nữ nhảy xuống hồ rồi chui vào bụi cỏ để lẩn trốn

Lý do đôi nam nữ nhảy xuống hồ rồi chui vào bụi cỏ để lẩn trốn

Ngày 13/4, thông tin từ Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp tài sản của người dân tại thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái và thu hồi toàn bộ tài sản bị mất trộm bàn giao lại cho người dân.
Người đàn ông ở Hải Phòng lộ hành vi phạm pháp khi kiểm tra nồng độ cồn

Người đàn ông ở Hải Phòng lộ hành vi phạm pháp khi kiểm tra nồng độ cồn

Ngày 13/4, Công an TP hải Phòng thông tin, Tổ Cảnh sát giao thông (CSGT) Thuỷ Nguyên đã bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Ngày 21/4: Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa

Ngày 21/4: Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa

Ngày 21/4, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Quảng Ninh: xét xử phúc thẩm vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: xét xử phúc thẩm vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Ngày 8/4/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với 2 bị cáo.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội bị tuyên vắng mặt

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội bị tuyên vắng mặt

Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm của Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa tuyên án đối với vợ chồng bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết cùng 36 bị cáo khác trong vụ án mua bán hóa đơn, vi phạm kế toán.
Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141 để dừng xe, kiểm tra người đi đường.
Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Cán bộ Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp Công an phường Khương Mai cùng quần chúng nhân dân đã kịp thời khống chế đối tượng tấn công người đi đường.
Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Thông tin từ Công an TP Hà Nội, đơn vị đã tạm giữ hình sự đối với Lê Đình Cẩn, SN 2008, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Nguyễn Huy Dũng, SN 2008, trú tại quận Long Biên, Hà Nội về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động