Thứ sáu 24/01/2025 07:38

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đang xin ý kiến góp ý của các cơ quan, chuyên gia, cử tri và nhân dân vào dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đang xin ý kiến góp ý của các cơ quan, chuyên gia, cử tri và nhân dân vào dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Báo cáo một số nội dung lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho biết Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10. Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội nhất trí về sự cần thiết, quan điểm xây dựng và nội dung chủ yếu của dự thảo Luật.

Về phạm vi điều chỉnh, Dự luật quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy”.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)
Ảnh minh họa (ảnh: Bạch Dương)

Dự luật cũng giải thích một số khái niệm, trong đó nêu rõ người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.

Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định chất ma túy trong cơ thể thông qua mẫu nước tiểu, mẫu máu hoặc các mẫu vật khác của cơ thể người.

Trong các hành vi bị nghiêm cấm, Dự luật sửa đổi, bổ sung qui định nghiêm cấm việc sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, rủ rê, dụ dỗ hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy; cai nghiện ma túy; Kỳ thị, phân biệt đối xử với người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

Về nguồn tài chính cho phòng, chống ma túy, Dự luật nêu rõ các nguồn lực gồm: Ngân sách nhà nước; Nguồn tài trợ, viện trợ, đầu tư, tặng cho, biếu của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; Chi trả của gia đình, người nghiện ma túy; Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy Dự thảo quy định thời hạn quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy là 12 tháng mà không phân biệt độ tuổi; bổ sung quy định làm rõ căn cứ và cơ sở thực hiện các nội dung quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy để tránh quy định một cách tùy nghi và bảo đảm tính khả thi.

Cũng theo Dự thảo, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau: Người nghiện ma túy không thực hiện biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện; Người nghiện ma túy chất dạng thuốc phiện không đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

Trong thời hạn cai nghiện tự nguyện bị phát hiện có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; Trong thời gian điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế vi phạm bị chấm dứt điều trị theo quy định của Chính phủ và tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy; Trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện; Người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.

Phương Thảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động