Thứ bảy 05/07/2025 18:45
Giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15

Gỡ điểm nghẽn giải phóng nguồn lực Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đang tồn dư 12.165 tỷ đồng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 26/12, tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15 của UBTV Quốc hội về giám sát văn bản quy phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết hiện Uỷ ban đang chủ trì thẩm tra tổng cộng 37 luật, trong đó có 7 luật về lĩnh vực khoa học, công nghệ, 6 luật về lĩnh vực công nghệ thông tin, 5 luật về lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu, 10 luật về lĩnh vực nông nghiệp, 1 luật về an toàn thực phẩm, 2 luật về lĩnh vực giao thông, 2 luật về lĩnh vực xây dựng, 4 luật về lĩnh vực công thương. Đồng thời tham gia phối hợp thẩm tra 3 luật với nhiều nội dung liên quan tới Ủy ban (Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Sở hữu trí tuệ).
Gỡ điểm nghẽn giải phóng nguồn lực Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đang tồn dư 12.165 tỷ đồng
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15

Tính đến thời điểm cuối năm 2022, Thường trực Ủy ban đã tiến hành rà soát, sửa đổi, sung 5 luật, tham gia rà soát, sửa đổi 2 luật có nhiều nội dung thuộc trách nhiệm của Ủy ban. Đặc biệt cuối năm 2022, Thường trực Ủy ban đã thực hiện giám sát chuyên đề về nội dung chi và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Theo đó, Thường trực Ủy ban đã kiến nghị thay thế Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ; hiện Bộ đã ban hành 2 Thông tư thay thế (Thông tư 05/2022/TT- BKHCN và Thông tư 67/2022/TT-BTC), qua đó sớm tháo gỡ điểm nghẽn giải phóng nguồn lực Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện đang tồn dư tới 12.165 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện còn nhiều luật đã có hiệu lực từ rất lâu (trên 10 năm) nhưng vẫn chưa được giám sát để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Theo kế hoạch triển khai thực hiện Kết luật số 19/KL/TW của Bộ Chính trị về Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV thì Ủy ban sẽ tiến hành nghiên cứu rà soát 13 luật. Còn lại một số luật, Ủy ban sẽ tiếp tục đưa vào kế hoạch rà soát khi có yêu cầu của lãnh đạo Quốc hội hoặc đề xuất của Chính phủ vào thời điểm thích hợp.

Hiện tượng thực thi luật bị lệ thuộc quá lớn vào các quy định của Thông tư, Nghị định

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy ban KH, CN&MT nhận thấy việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế như: Tiếp tục phát sinh việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết ngay sau khi luật, pháp lệnh, nghị quyết có hiệu lực, dẫn đến tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để; một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chưa phủ hợp với quy định của luật đã được chỉ ra và kết luận, nhưng việc sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới để khắc phục còn chậm.

Từ thực tế cho thấy, hiện tượng thực thi luật bị lệ thuộc quá lớn vào các quy định của thông tư, nghị định dẫn đến quan ngại về tình trạng luật ống, luật khung. Một số thông tư được xây dựng theo quy trình khép kín, cục bộ, trách nhiệm liên quan còn trong xây dựng và ban hành còn hạn chế, phối hợp giữa các cơ quan thiếu chặt chẽ, có nội dung quy định trong thông tư không đúng tinh thần của luật, chồng chéo, thậm chí còn trái với quy định trong luật dẫn đến những vướng mắc, bất cập, khó thực hiện, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và hoạt động của các cơ quan.

Một số quy định bất cập trong một số văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được phát hiện, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu “chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu” theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất.

Với khối lượng văn bản quy định chi tiết được ban hành quá lớn trong khi Chính phủ từ năm 2020 trở về trước không có báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật gửi đến các cơ quan của Quốc hội, nguồn lực của các cơ quan của Quốc hội (nhân lực, vật lực và tài lực) còn hạn chế, khối lượng công việc của các Ủy ban, nhất là việc thẩm tra dự án luật, hoạt động giám sát... ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, tính chất công việc phức tạp, số lượng công chức tham mưu mỏng, chất lượng không đồng đều, cơ chế thuê chuyên gia mặc dù đã có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa có hướng dẫn chi tiết về thủ tục, định mức chi nên chưa áp dụng được, dẫn đến hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật ở một số cơ quan, trong đó có Ủy ban KH, CN&MT thực hiện chưa thường xuyên, liên tục theo yêu cầu tại Nghị quyết số 56/NQ-UBTVQH.

Theo số liệu báo cáo tổng hợp kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp trong kỳ báo cáo năm 2021 cho thấy, qua giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã có hơn 2.000 kiến nghị, phản ánh tại 576 văn bản được gửi đến các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu tiếp thu; trong đó có những lĩnh vực nhận được nhiều kiến nghị, phản ánh như: Tài nguyên và Môi trường với 448 kiến nghị, phản ánh liên quan đến 47 văn bản; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 194 kiến nghị, phản ánh liên quan đến 55 văn bản; Công Thương với 173 kiến nghị, phản ánh liên quan đến 53 văn bản...

Cần phải đối thoại với đối tượng giám sát

Trên cơ sở thực tiễn triển khai và nguồn lực của Ủy ban, để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban KH, CN&MT đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc hội, trong đó có cơ sở dữ liệu về giám sát, công khai kết quả giám sát trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội và các hình thức phù hợp khác.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của các cơ quan Quốc hội tại nghị quyết và kế hoạch triển khai chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hằng năm.

Đồng thời chỉ đạo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phối hợp, thống nhất với Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 15/2022/UBTVQH15 ngày 16/2/2022 về việc lập dự toán kinh phí hằng năm, nội dung chi, định mức chi, hồ sơ thanh quyết toán kinh phí thuê chuyên gia theo quy định.

Với Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội: Cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát văn bản quy phạm pháp luật, coi đây là một trong các nội dung của Chương trình giám sát hằng năm, đồng thời hoạt động giám sát cần phải gắn với xây dựng và tổ chức Đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Đề án dự kiến trình Trung ương về chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

Tổ chức giám sát chuyên đề văn bản quy phạm pháp luật (có thể lựa chọn một luật, nghị định, thông tư... theo lĩnh vực phụ trách và nhiệm vụ, quyền hạn được giao). Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho rằng, trong quá trình thực hiện cần phải đối thoại, làm việc với đối tượng giám sát theo đúng quy định của pháp luật, tạo chuyển biến tích cực, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật…

Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thực hiện đầy đủ kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát; thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội…

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết chặt chẽ các công tác này với xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; kịp thời phát hiện, chủ động hướng dẫn để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật.

Chất lượng VBQPPL ngày càng đảm bảo tính thống nhất
Rà soát, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí đã thực sự hòa mình vào dòng chảy của thực tiễn cuộc sống
Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn 06-HD/TW ngày 9/6/2025 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định trong Điều lệ Đảng. Hướng dẫn 06-HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Hơn 280 triệu lượt ý kiến đóng góp cùng tỷ lệ tán thành lên tới 99,75% – những con số ấn tượng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân và sự đồng thuận mạnh mẽ đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

Theo Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, triển khai Luật Thủ đô 2024, Hà Nội ban hành 98 nội dung; từ đầu năm 2025 đến nay đã ban hành 24 văn bản theo thẩm quyền và trong kỳ họp này, HĐND TP tiếp tục xem xét 10 nội dung triển khai Luật Thủ đô.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 4/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn, đảm bảo vận hành hiệu quả bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp mới.
Thành phố Hải Phòng công bố bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành sau hợp nhất

Thành phố Hải Phòng công bố bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành sau hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng chủ trì hội nghị.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.
Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn "Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động